Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ có bị phạt?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay vì trả thù cá nhân mà đã có rất nhiều người sẳn sàng lôi quá khứ của người khác lên mạng xã hội để thoả lòng ghen ghét của bản thân. Tuy nhiên, bạn có biết những hành vi phát tán hình ảnh của người khác trên mạng xã hội không có sự đồng ý của họ là một hành vi vi phạm pháp luật hay không. Vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ có bị phạt?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ có bị phạt?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
- Bộ luật Dân sự 2015
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của bản thân
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của bản thân như sau:
– Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
– Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy trong một số trường hợp đặc biệt thì việc đăng hình ảnh của người khác lên mạng xã hội sẽ không vi phạm pháp luật.
Quyền về đời sống riêng tư bí mật cá nhân và bí mật gia đình
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người dân Việt Nam
– Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
– Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
– Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ có bị phạt?
Đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ có bị phạt? Tuỳ vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà người có hành vi đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ có thể bị xử lý phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về mặt xử lý vi phạm phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ những hình ảnh trên.
Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
Như vậy về mặt xử phạt vi phạm hành chính hành vi đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ có thể bị phạt ít nhất là 10.000.000 đồng và cao nhất là là bị phạt 20.000.000 đồng tuỳ vào tính chất của hành vi vi phạm.
Về mặt xử phạt hình sự: Hành vi đăng ảnh người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự cho phép của người đó nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017. Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định như sau:
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
- Làm nạn nhân tự sát.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ có bị phạt?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục giấy đăng ký kết hôn online; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
ành vi đăng ảnh người khác lên MXH có thể phải bồi thường thiệt hại theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài các chi phí trên, người có hành vi đăng ảnh lên mạng xã hội không được sự đồng ý của chủ nhân bức ảnh còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm về mặt hình ảnh được bồi thường không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm; trong đó có hành vi:
Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
Mặt khác, theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP; quy định về các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng thì:
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng; và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng; phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
Như vậy, nếu con dưới 7 tuổi thì việc bố mẹ đăng thông tin thuộc nhóm bí mật đời sống riêng tư của con lên mạng xã hội sẽ không phạm luật. Còn đưa hình ảnh trẻ em từ 7 tuổi trở lên mạng xã hội phải có sự đồng ý của trẻ và cha mẹ, hoặc người giám hộ. Vì đây là hành vi tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân của trẻ. Nếu tự ý đăng tải mà không được sự đồng ý thì hành vi này là vi phạm pháp luật.
Đối với trường hợp của bạn do bạn không cung cấp cụ thể thông tin trường hợp hình ảnh của bạn bị sử dụng như thế nào. Nếu bạn thấy danh dự; nhân phẩm hình ảnh của mình bị xâm phạm bạn có thể yêu cầu Tòa án để giải quyết; nếu hình ảnh của bạn bị xâm phạm thì Tòa án có thể ra quyết định buộc bên vi phạm phải thu hồi; tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của bạn và bồi thường thiệt hại cho bạn. Và có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.