Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Luật Hình sự

Đồng phạm tội đưa hối lộ xử lý như thế nào?

Liên by Liên
Tháng 12 9, 2022
in Luật Hình sự
0

Có thể bạn quan tâm

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Tội đưa hối lộ theo quy định của BLHS
  3. Đồng phạm tội đưa hối lộ
  4. Quy định về tội môi giới hối lộ
  5. Liên hệ
  6. Câu hỏi thường gặp

Khi đời sống gặp nhiều khó khăn, con đường học hành, sự nghiệp, kinh doanh có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hối lộ dần trở thành một phương thức trao đổi phổ biến như hàng hoá trong kinh doanh thương mại. Nhằm đạt được mục đích như mong muốn của mình, một số người đã dở thủ đoạn hối lộ bằng cách sử dụng tiền bạc, vật chất để mua chuộc các cá nhân, tổ chức có chức quyền để họ thực hiện những việc như ý muốn mình. Với thực trạng như trên đang ngày càng diễn ra phổ biến, căn cứ vào các trường hợp cụ thể, pháp luật đã đặt ra những quy định nhằm xử phạt, truy cứu tội danh đối với các hành vi hối lộ. Vậy BLHS hiện nay quy định về tội hối lộ như thế nào? Đồng phạm tội đưa hối lộ bị xử phạt ra sao?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Tội đưa hối lộ theo quy định của BLHS

Căn cứ theo Điều 364 BLHS năm 2015, tội đưa hối lộ được quy định như sau:

“Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”

Theo đó, hình phạt cao nhất đối với tội danh này là phạt tù 20 năm đối với trường hợp phạm tội đặc biệt nghêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền lên tới 50 000 000 đồng.

Đồng phạm tội đưa hối lộ

Bộ luật hình sự hiện nay quy định về đồng phạm tại Điều 17 như sau:

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.

Theo đó, căn cứ theo quy định này, người được coi là đồng phạm của Tội đưa hối lộ phải là cố ý cùng thực hiện việc đưa hối lộ với ít nhất là cùng một người khác. Đồng phạm tội đưa hối lộ có thể là người trực tiếp đưa hối lộ; người lên kế hoạch , chỉ dẫn người khác đi hối lộ; lôi kéo người khác đi hối lộ cùng mình hoặc có thể là người đưa tiền cho người khác đi hộ lộ hộ mình để nhằm mục đích kiếm lợi cho bản thân.

Về căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm. 

Theo Điều 58 BLHS năm 2015, quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm được xác định như sau:

  • Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
  • Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Như vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 58  và xét theo khoản 7 Điều 364 của BLHS thì trong trường hợp là đồng phạm của tội đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ

Đồng phạm tội đưa hối lộ

Đồng phạm tội đưa hối lộ

Quy định về tội môi giới hối lộ

Căn cứ theo ĐIều 365 BLHS năm 2015, tội môi giới hối lộ có thể bị phạt tù thấp nhất là 06 tháng đến 03 năm đối với tội ít nghiệm trọng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng có thể bị phạt tù cao nhất là 15 năm và còn có thể bị phạt tiền lên tới 200.000.000 đồng. Cụ thể như sau:

“Điều 365. Tội môi giới hối lộ

1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này”

Liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Đồng phạm tội đưa hối lộ”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới giải thể công ty tnhh 1 thành viên thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833 102 102 của Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm

  • Giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất gồm những loại nào?
  • Nên mua đất nền dự án hay đất dân hiện nay?
  • Đơn tố cáo lấn chiếm đất công hiện nay

Câu hỏi thường gặp

Người thực hành trong đồng phạm tội đưa hối lộ là gì?

Căn cứ theo Điều 17 BLHS năm 2015 người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm, cụ thể ở đây là người trực tiếp đưa hối lộ. Người trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường là người tự mình thực hiện hành vi được quy định là dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm. Người thực hiện hành vi có thể không sử dụng hoặc có sử dụng tài sản để phạm tội tác động vào đối tượng phạm tội gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Đồng phạm tội đưa hối lộ bao nhiêu tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Đồng phạm tội đưa hối lộ theo quy định của BLHSQuy định về tội môi giới hối lộ của pháp luật hiện hànhTội đưa hối lộ theo quy định của BLHS mới nhất hiện nay

Mới nhất

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

by Gia Vượng
Tháng 1 9, 2024
0

Trong vụ án Việt Á gần đây, bản án đã được đưa ra cho cựu Bộ trưởng Y tế, ông...

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

by Nguyễn Tài
Tháng 1 4, 2024
0

Ngày 2-1,Trung tướng Tô Ân Xô, người đứng đầu Phòng Phát ngôn của Bộ Công an, thông báo về một...

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

by Trang Quynh
Tháng 1 2, 2024
0

Trong phiên tòa hôm nay, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt, đã phải đối diện với...

Nghi can sát hại ba người ở Cà Mau bị mức án gì?

Nghi can sát hại ba người ở Cà Mau bị mức án gì?

by Ngọc Gấm
Tháng 12 6, 2023
0

Vụ án giết người tại Cà Mau chính là một trong những vụ việc xảy ra đang thu hút nhiều...

Next Post
Quy định về chi phí bảo hiểm lắp đặt thiết bị năm 2023 như thế nào?

Quy định về chi phí bảo hiểm lắp đặt thiết bị năm 2023 như thế nào?

Cách tính phí bảo hiểm trong thời gian xây dựng năm 2023 như thế nào?

Cách tính phí bảo hiểm trong thời gian xây dựng năm 2023 như thế nào?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x