Hiện nay, nhà nước luôn có những chính sách tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động. Qũy bảo hiểm được hình thành trên cơ sở nhằm đảm bảo, thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp các rủi ro, bất lợi trong quá trình lao động, mắc các bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các hình thức khác nhau do quy định của pháp luật. Bên cạnh BHXH bắt buộc là BHXH tự nguyện. Khi đóng BHXH, người lao động sẽ có cơ hội nhận được lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu, hết độ tuổi lao động. Mặt khác, việc chuẩn bị quỹ tài chính cho việc nghỉ hưu cũng là điều cần thiết, vô cùng quan trọng, bên cạnh việc đầu tư cho sức khỏe hiện tại và tiết kiệm tiền cho những kế hoạch ngắn hạn. Nhiều người cũng đã bắt đầu tìm hiểu về bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Vậy đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện như thế nào? Mức hương hưu hàng tháng được tính như thế nào? Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ BHXH một lần trong trường hợp nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (Tại Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014)
Tại Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định về các loại bảo hiểm xã hội như sau:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, Mục đích của Bảo hiểm xã hội là để giảm thiểu các rủi ro cho con người trong một số trường hợp nhất định và hưởng các ưu đãi của pháp luật trong các trường hợp khó khăn hay ưu đãi trong khi sử dụng các loại bảo hiểm xã hôi. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải dựa trên các quy định mà pháp luật đề ra.
Những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội thông thường sẽ có những đặc trưng cơ bản như sau:
Một là, bảo hiểm cho Người lao động trong và sau quá trình lao động: Nghĩa là, khi tham gia vào hệ thống Bảo hiểm xã hội, Người lao động sẽ được Bảo hiểm xã hội trợ cấp cho đến lúc chết. Khi còn làm việc, Người lao động được đảm bảo khi bị ốm đau, lao động nữ được trợ cấp thai sản khi sinh con, người bị tai nạn lao động được trợ cấp tai nạn lao động, khi không còn làm việc nữa thì được hưởng tiền hưu trí, khi chết thì được tiền chôn cất và gia đình được hưởng trợ cấp tuất… Đây là đặc trưng riêng của Bảo hiểm xã hội mà không một loại hình bảo hiểm nào có được.
Hai là, các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội của Người lao động trong Bảo hiểm xã hội liên quan đến thu nhập của họ. Bao gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết… Do những sự kiện và rủi ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng, dẫn đến họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Vì vậy, người lao động cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này được thông qua các trợ cấp Bảo hiểm xã hội. Đây là đặc trưng rất cơ bản của Bảo hiểm xã hội.
Ba là, Người lao động khi tham gia Bảo hiểm xã hội có quyền được hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội: Tuy nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng Bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng Bảo hiểm xã hội cho Người lao động.
Bốn là, sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội: Bao gồm Người lao động, Người sử dụng lao động và Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra nguồn thu của quỹ Bảo hiểm xã hội còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của quỹ Bảo hiểm xã hội (mang tính an toàn); khoản nộp phạt của các doanh nghiệp, đơn vị chậm nộp Bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác.
Năm là, các hoạt động Bảo hiểm xã hội được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ Bảo hiểm xã hội cũng do luật định.
BHXH tự nguyện là gì?
BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Người dân có nhu cầu mua BHXH tự nguyện thì liên hệ cơ quan BHXH nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú) hoặc các đại lý thu BHXH, BHYT (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện) để được hướng dẫn thủ tục và lựa chọn mức đóng, phương thức đóng BHXH tự nguyện phù hợp với thu nhập của mình.
Chế độ của BHXH tự nguyện
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể:
– Hưởng lương hưu hàng tháng;
– Nhận trợ cấp một lần;
– Trợ cấp mai táng;
– Trợ cấp tuất một lần;
– Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.
Mức đóng BHXH tự nguyện
Theo Khoản 2, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).
Phương thức tham gia BHXH tự nguyện
Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:
– Đóng hàng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần;
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).
Mức hưởng BHXH tự nguyện
*Mức hưởng lương hưu:
Theo Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng tính:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
*Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Theo khoản 2 Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp một lần được tính như sau: Mỗi năm người tham gia BHXH tự nguyện đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
*Mức hưởng BHXH một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH trước 2014.
– 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH từ 2014 trở đi.
Trường hợp thời gian đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm thì hưởng mức bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH tự nguyện
*Trợ cấp mai táng
Theo Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp mai táng tính bằng 10 lần lương cơ sở cho những người đóng đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.
Trường hợp người đóng BHXH tự nguyện bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp
*Trợ cấp tuất
Theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người tham gia BHXH tự nguyện đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà không may qua đời thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất bằng:
– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH trước 2014.
– 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH từ 2014 trở đi.
– Người dân đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm thì hưởng mức bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
– Tối thiểu 3 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Nếu người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu mà không may qua đời thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất bằng:
– Nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng.
– Trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.
Đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Người lao động nam đã đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Mức hương hưu hàng tháng được tính như thế nào?
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2019 có thời gian tham gia BHXH tự nguyện là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm thì được hưởng lương hưu hằng tháng với mức bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
b) Lao động nữ nghỉ hưu có thời gian tham gia BHXH tự nguyện là 15 năm thì được hưởng lương hưu hằng tháng với mức bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng và được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng.
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ BHXH một lần trong trường hợp nào?
1. Người lao động tham gia BHXH tự nguyện có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế.
d) Sau một năm không tiếp tục đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
2. Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; và 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hạn chế rút BHXH 1 lần
- Mức tối đa của các khoản phụ cấp không đóng BHXH
- Mức đóng BHXH người nước ngoài 2023
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về tạm dừng công ty. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong Hệ thống bảo hiểm xã hội có các ý nghĩa về bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật với phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội mới được quyền lợi Bảo hiểm xã hội. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc đó là, nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách bảo hiểm y tế và các chế độ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội như chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật.
Người tham gia BHXH tự nguyện khi nghỉ hưu được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT (không phải mất tiền mua BHYT) và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh theo Luật Bảo hiểm y tế, với mức 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh phát sinh (chỉ phải chi trả 5%).
Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tức là những người làm các công việc tự do, công việc tự làm có thu nhập (không hưởng tiền lương, tiền công, không thuộc đối tượng đang tham gia BHXH bắt buộc).
Người lao động trước đây có khoảng thời gian làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có hưởng lương và tham gia BHXH bắt buộc, nếu vì lý do nào đó phải nghỉ việc, không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc thì vẫn có thể chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện, tích lũy thêm thời gian đóng BHXH nói chung để đủ điều kiện hưởng các quyền lợi từ chính sách BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí.