Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Số hiệu: | 91/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính Phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/11/2019 | Ngày có hiệu lực: | 05/01/2020 |
Ngày công báo: | 03/12/2019 | Số công báo : | Từ số 923 đến số 924 |
Tình trang: | Còn hiệu lực |
Nội dung trọng tâm.
Phạt CĐT đến 01 tỷ nếu chậm nộp hồ sơ làm sổ cho người mua nhà
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, theo đó:
Pháp luật quy định, trong thời hạn 50 ngày kể từ thời điểm bàn giao căn hộ cho người mua thì chủ đầu tư phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho người mua trừ trường hợp người mua đề nghị tự làm thủ tục.
Trong trường hợp chủ đầu tư không nộp hồ sơ hoặc không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để người mua tự làm thủ tục theo quy định nêu trên sẽ bị phạt tiền và yêu cầu khắc phụ hậu quả tùy theo thời gian và mức độ vi phạm.
Mức phạt cao nhất áp dụng đối với thời gian từ 12 tháng trở lên:
- Phạt từ 100.000.000 đến 300.000.000 đồng nếu vi phạm dưới 30 căn hộ;
- Từ 300.000.000 đến 500.000.000 đồng nếu vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ;
- Từ 500.000.000 đến 01 tỷ đồng nếu vi phạm từ 100 căn hộ trở lên.
Trên đây là nội dung Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật đất đai của Luật sư X: 0936 289 102.
Xem trước và tải xuống.
Câu hỏi thường gặp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2020 và thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác:
– Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
– Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).