Đất đai

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Đất đai
  4. Tình huống
  5. Thủ tục giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất.

Thủ tục giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất.

Bồi thường giải phóng mặt bằng là gì?

Thủ tục giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất gồm những gì?

Vấn đề này sẽ được Luật sư X làm rõ trong bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 148/2020/NĐ-CP – CP hướng dẫn thi hành luật đất đai
  • Nghị định 96/2019/NĐ-CP– CP quy định về giá đất
  • Nghị định 47/2014/NĐ-CP. – CP quy định về bồi thường; hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
  • Thông tư 37/2014/TT – BTNMT – quy định chi tiết về bồi thường; hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
  • Thông tư 07/2019/TT – BTNMT – quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất

Giải phóng mặt ( GPMB) bằng là gì?

  • GPMB là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến di chuyển nhà cửa; cây cối của người dân trên phần đất quy hoạch. Việc di dời này nhằm phục vụ cho mục đích cải tạo; quy hoạch đô thị hay mở rộng vốn đất hoặc xây dựng các công trình mới.
  • Trong mỗi một dự án quy hoạch đô thị hay trong kế hoạch; thu hồi đất nhằm phục vụ cho các mục đích an ninh; quốc phòng của Nhà nước. Việc vận động người dân giải phóng mặt bằng luôn là điều quan trọng nhất. Việc này phải đảm bảo đầy đủ lợi ích cho người dân khi di dời; cũng như có chỗ để họ tái định cư.
  • GPMB là một quá trình phức tạp; cần phải cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và người dân. Nếu vấn đề này không được giải quyết khéo léo; triệt để sẽ dẫn đến việc tranh chấp kéo dài.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất.

  • UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
  • Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi; họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi;
  • Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã; địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp :

Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng :

  • UBND cấp xã; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi;
  • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng tổ chức vận động; thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
  • Trường hợp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động; thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng. Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
  • Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành.

Trong thực tế khi tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng tiến hành hoạt động; người có đất thu hồi lại không chấp hành.

Khi đó, chủ tịch UBND cấp huyện ban hành QĐCC thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc; tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Lập, thẩm định phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng có trách nhiệm:

  • Lập phương án bồi thường; hỗ trợ tái định cư
  • Phối hợp với UBND cấp xã; tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường; hỗ trợ tái định cư theo hình thức họp trực tiếp với người dân ;
  • Niêm yết công khai phương án bồi thường; hỗ trợ tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã; địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản; có xác nhận của đại diện UBND cấp xã; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng có trách nhiệm:

  • Tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản; ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý; số lượng ý kiến không đồng ý; số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư;
  • Phối hợp với UBND cấp xã tổ chức đối thoại với người dân . Đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư; cần hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.
  • Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường; hỗ trợ tái định cư trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Quyết định thu hồi đất, phê duyệt

UBND cấp có thẩm quyền(quy định tại Điều 66 của Luật này) :

  • Quyết định thu hồi đất.
  • Quyết định phê duyệt phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư.

Các quyết định nêu trên phải được ban hành trong cùng một ngày.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng có trách nhiệm:

  • Phối hợp với UBND cấp xã phổ biến tới người dân. Niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường; hỗ trợ; tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã; địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Gửi quyết định bồi thường hỗ trợ; tái định cư đến từng người có đất thu hồi. Trong đó ghi rõ về mức bồi thường; hỗ trợ; bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian; địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có); thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng;

Tổ chức thực hiện phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

Trường hợp người không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng:

  • UBND cấp xã; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi ; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường ; giải phóng mặt bằng tổ chức vận động; thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
  • Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động; thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng; thì Chủ tịch UBND cấp huyện; ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất; tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.

Về thủ tục Giải quyết khiếu nại:

Bước 1: Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

  • Đối với ĐKN thuộc thẩm quyền của UBND quận. Đủ điều kiện thụ lý; cán bộ tiếp công dân tiếp nhận đơn phải thụ lý để giải quyết.
  • Trường hợp ĐKN có chữ ký của nhiều người. Cán bộ tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại viết đơn riêng; để thực hiện khiếu nại.
  • Trường hợp nhiều người khiếu nại. Cán bộ tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện; tối đa không quá 05 người để UBND tổ chức tiếp xúc.

Bước 2: Việc tiếp công dân

Việc tiếp công dân đối thoại trực tiếp với người khiếu nại. Người bị khiếu nại; người có quyền và lợi ích liên quan tại trụ sở UBND phường nơi có dự án.

Bước 3: Gửi Quyết định giải quyết khiếu nại

Văn phòng UBND quận gửi QĐGQKN của Chủ tịch UBND quận cho người khiếu nại; người bị khiếu nại; người có quyền, lợi ích liên quan trong thời gian 05 ngày; kể từ ngày ký.

Bước 4: Giải quyết khiếu kiện, kiếu nại:

  • Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND quận là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
  • Thời hiệu khiếu nại lần đầu: 30 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.
  • Thời hạn khiếu nại tiếp theo: 45 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Xem thêm:

https://lsx.vn/co-nen-mua-dat-bang-vi-bang-cong-chung-khong/

Việc bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành trong bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp. Việc bồi thương giải phóng mặt bằng có thể diễn ra trong những thời gian nhất định; có thể kéo đài từ 1-2 tháng; cũng có thể kéo dài đến vài năm nếu có tranh chấp xảy ra.

Gía đất để xác định bồi thường giải phóng mặt bằng là theo giá đất Nhà nước hay giá đất thị trường?

Tiền bồi thường được tính theo giá đất cụ thể được UBND cấp tỉnh quy định.
xem thêm:Tại sao tiền bồi thường giải phóng mặt bằng lại thấp?

Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất?

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất; quyết định phê duyệt phương án bồi thường; hỗ trợ, tái định cư.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X.

Mọi vấn đề thắc mắc xin mời liên hệ đến 0963. 408. 102 để được giải đáp!

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags ,

How can we help?