Đất đai

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Đất đai
  4. Biểu mẫu
  5. Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021

Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021

Đề nghị tách thửa, hợp thửa là một nhu cầu ngày càng tăng cao hiện nay. Việc sử dụng đất vào các mục đích như tặng cho, chia thừa kế, mua bán rất cần đến việc tách thửa, hợp thửa đất rõ ràng. Vậy tách thửa, hợp thửa cần phải có điều kiện, quy trình, thủ tục như thế nào? Việc đề nghị tách thửa, hợp thửa có mẫu đơn ra sao? Hãy cùng với luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Câu hỏi: Xin chào luật sư X; Luật sư có thể cho tôi hỏi về hồ sơ, trình tự thủ tục, để tách thửa và hợp thửa đất đai theo quy định của pháp luật hiện nay có được không ạ?

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013.
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
  • Thông 25/2014/TT-BTNMT.

Điều kiện để đề nghị tách thửa, hợp thửa

Điều kiện tách thửa

Người có nhu cầu tách thửa phải tuân thủ diện tích tối thiểu được tách phù hợp với quy định của UBND cấp tỉnh đối từng địa phương khi thực hiện tách thửa theo quy định tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/ NĐ-CP , theo đó:

  • Đối với đất ở tại nông thôn được điều chỉnh bởi Khoản 2 Điều 143 Luật đất đai 2013: diện tích tối thiểu được tách thửa phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương do UBND cấp tỉnh quy định; căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã phê duyệt.
  • Đối với đất ở tại thành phố được điều chỉnh bởi khoản 4 Điều 144 Luật đất đai 2013: diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở do UBND cấp tỉnh quy định; căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất , quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương.

Trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất; mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh tại Khoản 3 Điều 29 Nghị 43/2014/NĐ-CP; thì chủ thửa đất sẽ phải chịu các hậu quả sau:

  • Không được công chứng, chứng thực, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cho phép tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu; với điều kiện phải đồng thời hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa.

Điều kiện hợp thửa

Các điều kiện hợp thửa theo quy định của pháp luật là:

  • Thứ nhất, các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2, Điều 8 của Thông 25/2014/TT-BTNMT. Trong trường hợp hai thửa đất không có cùng mục đích sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Thứ hai, các thửa đất phải liền kề nhau theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
  • Thứ ba, phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt hạn mức theo quy định. Nếu ngoài hạn mức theo quy định; người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.

Các bước làm thủ tục đề nghị tách thửa, hợp thửa

Bước 1. 

Người sử dụng đất có nhucầu sẽ nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2.

 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3. 

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.

Đối với trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất.

Trong trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất.

Hồ sơ đề nghị tách thửa và hợp thửa đất đai

Người sử dụng đất có yêu cầu chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp; thì người sử dụng đất nộp thêm các giấy tờ sau đây:
    • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân mới hoặc Giấy chứng minh quân đội mới hoặc thẻ Căn cước công dân mới hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận; Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận.

Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa

Người sử dụng đất khi có nhu cầu tách thửa trong trường hợp để bán hoặc tặng cho…; thì phải thực hiện thủ tục tách thửa. Dưới đây là mẫu đơn xin tách thửa và hướng dẫn cách viết theo quy định mới nhất.

Hướng dẫn viết đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa

Khi viết đơn xin tách thửa, người sử dụng đất phải điền đầy đủ thông tin theo từng trường hợp: Tách hoặc hợp thửa đất, cụ thể:

Kính gửi

  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;
  • Tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

Thông tin người sử dụng đất

Ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau:

  • Đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND;
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch;
  • Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất;

Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng;

  • Đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

Thông tin về thửa đất

  • Ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (số phát hành giấy chứng nhận là số seri của giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái và 06 số).
  • Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.

Lý do tách, hợp thửa đất

Trên thực tế, có nhiều lý do dẫn tới việc tách thửa hoặc hợp thửa như: Chuyển nhượng hoặc tặng cho một phần quyền sử dụng đất…Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của từng hộ gia đình, cá nhân mà ghi lý do tách thửa cho phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về trường hợp đề nghị tách thửa, hợp thửa.

Nếu các bạn có nhu cầu cần tư vấn thêm; hoặc sử dụng dịch vụ trên; hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0936289102.

Mong rằng bài viết trên hữu ích với độc giả!

Xem thêm: Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Tách thửa là gì?

Theo quy định hiện nay, quá trình tách thửa đất chính là quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.

Hợp thửa là gì?

Hợp thửa là gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sử hữu lại thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Hay, hợp thửa là đăng ký một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được tạo thành từ các thửa đất liền kề cùng chủ ban đầu. Kết quả của thủ tục hợp thửa là môt quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất “mới” được hợp thành từ các thửa đất liền kề ban đầu.

Hồ sơ tách thửa và hợp thửa đất đai

Người sử dụng đất có yêu cầu chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu;
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp; thì người sử dụng đất nộp thêm các giấy tờ sau đây:
Bản sao Giấy chứng minh nhân dân mới hoặc Giấy chứng minh quân đội mới hoặc thẻ Căn cước công dân mới hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận; Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Tags , , , ,

How can we help?