Khi có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; các bên có thể tự hòa giải hoặc đưa tranh chấp ra cơ sở hòa giải. Nếu không thể tự giải quyết tranh được; các bên có thể gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND cấp xã để được giải quyết. Vậy, mẫu đơn đề nghị mới nhất hiện nay như thế nào? Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn về mẫu đơn này nhé!
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo đó, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) mới là tranh chấp đất đai. Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng. Vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau.
Cách thức giải quyết tranh chấp đất đai
Cách 1: Tự hòa giải
Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải; để đảm bảo được quyền lợi, nhu cầu và mong muốn của các bên. việc tự hòa giải cũng góp phần cho tranh chấp được giải quyết triệt để nhất.
Cách 2: Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở
Tranh chấp đất đai có thể được hòa giải ở cơ sở do Hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp.
Cách 3: Hòa giải tại UBND cấp xã bằng việc gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được; thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Như vậy, UBND cấp xã không tự hòa giải mà các bên phải có đơn yêu cầu.
Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu đơn như sau:
Xem trước và tải xuống Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Nội dung chính của đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Trong đơn đề nghị cần nêu rõ các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân của người làm đơn đề nghị.
- Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai.
- Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết.
Lưu ý: Thời gian hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Trường hợp hòa giải thành: Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới; thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất; và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp hòa giải không thành: Nếu có đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất thì tiếp theo sẽ do Tòa án nhân dân giải quyết. Nếu không có đầy đủ giấy tờ theo quy định thì; nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh (tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp); hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân (theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây, Luật sư X đã cung cấp cho bạn về Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đât đai.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Nếu còn thắc mắc và muốn tư vấn thêm về những vấn đề trên; hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0936289102.
Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại đất đai mới nhất năm 2021 hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải. Nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tới UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết. Do đó, không bắt buộc mọi tranh chấp đều phải hòa giải tại UBND xã.
Những tranh chấp không phải tranh chấp đất đai như: Tranh chấp về các giao dịch quyền sử dụng đất, tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất.