Để quản lý, và vận hành doanh nghiệp của mình, thì việc đặt ra nội quy lao động; đối với người lao động là một trong những điều cần thiết nhằm duy trì trật tự sản xuất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, có không ít các trường hợp; các doanh nghiệp đặt ra quy định phạt tiền hay trừ lương khi người lao động vi phạm nội quy. Vậy điều này có đúng không ? Để trả lời câu hỏi này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Pháp luật quy định thế nào về nội quy lao động ?
Nội quy lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm; nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị cũng như các biện pháp xử lý; đối với những người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ.
Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019; doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động; bằng văn bản và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trật tự tại nơi làm việc;
- An toàn, vệ sinh lao động;
- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
- Trách nhiệm vật chất;
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Vậy, trong trường hợp nội quy lao động quy định về việc trừ lương khi người lao động vi phạm nội quy lao động có được không ? Đây có được xem là hình thức kỷ luật lao động ?
Doanh nghiệp có được trừ lương khi người lao động vi phạm nội quy
Việc xử lý kỷ luật người lao động, thường xuyên vi phạm nội quy lao động; với các hành vi như đi muộn; làm việc riêng trong giờ… làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc là điều cần thiết. Tuy nhiên, pháp luật không cho phép việc doanh nghiệp được khấu trừ tiền lương khi người lao động vi phạm nội quy lao động.
Tại điều 127 Bộ Luật lao động 2019; quy định về những hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Từ quy định trên, có thể việc doanh nghiệp áp dụng hình thức trừ lương khi người lao động vi phạm nội quy; để thay thế các hình thức kỷ luật khác là hành vi trái pháp luật. Doanh nghiệp chỉ được phép khấu trừ lương của người lao động; trong các trường hợp mà pháp luật quy định.
Cụ thể tại Khoản 1 điều 102 Bộ Luật lao động 2019; quy định về khấu trừ tiền lương như sau:
Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng máy móc, dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này
Tuy nhiên, việc khấu trừ tiền lương của người lao động cũng phải đảm bảo không quá 30 % tiền lương của người lao động sau khi trừ đi; các khoản phải nộp như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Doanh nghiệp trừ lương khi người lao động vi phạm nội quy bị xử lý thế nào ?
Việc Doanh nghiệp trừ lương khi người lao động vi phạm nội quy hay phạt người lao động một khoản tiền vì lý do đi muộn vượt quá số phút; quy định hằng tháng; hằng ngày, không đạt KPI hay những lý do “giời ơi, đất hỡi” khác; người sử dụng lao động có thể bị xử phạt lên đến 15 triệu đồng. Căn cứ cụ thể vào khoản 3 điều 18 nghị định 28/2020/NĐ-CP; quy định về mức phạt vi phạm quy định về kỷ luật lao động như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Để xử lý người lao động trong trường hợp người lao động vi phạm nội quy doanh nghiệp; có rất nhiều các hình thức khác nhau chứ không nhất thiết phải áp dụng việc trừ lương của người lao động. Trường hợp, người lao động thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động; thì người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức như khiển trách, hạ bậc lương; hoặc thậm trí áp dụng, thủ tục sa thải người lao động khi có đủ căn cứ.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Doanh nghiệp có được trừ lương khi người lao động vi phạm nội quy“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Hình phạt khiển trách là hình phạt nhẹ nhất trong số các hình thức kỷ luật lao động. Tùy theo tính chất mức độ mà người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức khiển trách. Căn cứ vào nội quy lao động thì người lao động có thể ra quyết định áp dụng hình thức khiển trách. Trường hợp nội quy lao động không quy định thì người sử dụng lao động không được áp dụng nó
Theo quy định tại điều 17 nghị định 28/2020 thì mức phạt tối đa cho hành vi này có thể lên đến 15 triệu. Tùy thuộc vào tính chất, số lượng, mức phạt đối với người lao động mà hình phạt có thể được tăng nặng hay giảm nhẹ theo nhận định của cơ quan có thẩm quyền sử phạt.
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng hình phạt để dăn de người lao động tránh việc sử dụng lao động thường xuyên đi làm muôn thì khi áp dụng cần tránh các điều cấm tại điều 127 Bộ luật lao động. Tốt nhất người sử dụng lao động nên sử dụng các hình phạt mang tính chất nhẹ nhàng như phạt trực nhật…