Chào Luật sư X, tôi hiện đang làm chủ một doanh nghiêp chế xuất nhỏ chuyên chế xuất để xuất khẩu sang các nước như Hàn, Nhật nhưng mới đây tôi nhận được đề nghị từ một người bạn kinh doanh muốn hợp tác. Cụ thể, doanh nghiệp tôi sẽ chế xuất hàng hóa, vận chuyển hàng hóa và kho bãi ở quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh cho anh ta. Nhận thấy mối làm ăn tốt và có nhiều tiềm năng nên tôi muốn thử nhưng không biết có phải chịu thuế GTGT không. Vậy doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có chịu thuế GTGT? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 82/2018/NĐ-CP
- Thông tư số 39/2018/TT- BTC
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC
Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Doanh nghiệp chế xuất có được bán hàng hóa vào nội địa không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa vào Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, DNCX được bán hàng vào nội địa nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, DNCX với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp DNCX mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định;
- Doanh nghiệp chế xuất được bán vào nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có chịu thuế GTGT?
Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 1 quy định về thuế suất 0% như sau:
“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, Bán hàng vào trong khu chế xuất thì được áp dụng mức thuế suất là 0%. Tuy nhiên để được áp dụng mức thuế suất 0% doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.
- Nếu doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất thiếu tờ khai hải quan thì hàng hóa bán vào khu chế xuất sẽ phải tính theo mức thuế suất là 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
- Nếu doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan thì doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất được xuất hóa đơn với thuế suất 0% nhưng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Tuy nhiên, một số trường hợp doanh nghiệp khi bán hàng vào khu chế xuất KHÔNG được hưởng thuế suất 0% gồm:
Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
Như vậy: Đối với hoạt động chính là sản xuất để xuất khẩu, DNCX không phải kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế do không phải là người nộp thuế GTGT đối với hoạt động này.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế xuất khi nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất khác là quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các khu phi thuế quan với nhau nên thuộc đối tượng không phải chịu thuế GTGT do vậy trường hợp này doanh nghiệp chế xuất sẽ không phải thực hiện thủ tục kê khai thuế GTGT.
Doanh nghiệp chế xuất chỉ phải thực hiện khai thuế GTGT trong trường hợp doanh nghiệp chế xuất cung cấp dịch vụ gia công cho doanh nghiệp nội địa. Mức thuế GTGT doanh nghiệp chế xuất phải đóng là 10%.
Hướng dẫn kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp chế xuất
Tân Thành Thịnh xin hướng dẫn kê khai thuế GTGT đối với doanh nghiệp chế xuất như sau:
– Đối với hoạt động sản xuất để xuất khẩu: Doanh nghiệp chế xuất sẽ không phải thực hiện việc kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế do không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT đối với hoạt động này.
– Đối với trường hợp được cấp phép hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (gọi chung là hoạt động quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu) thì thực hiện như sau:
- Hoạt động thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu: thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, Doanh nghiệp chế xuất sẽ phải thực hiện mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam, không được hạch toán chung vào các hoạt động sản xuất, đồng thời cũng phải thực hiện việc bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu theo loại hình này.
- Các ưu đãi về đầu tư, thuế, tài chính của doanh nghiệp chế xuất đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu sẽ không được áp dụng cho hoạt động quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có chịu thuế GTGT?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tra cứu thông tin quy hoạch. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước. Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định trong Ngân sách nhà nước.
Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.
Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn.
Ngoài đặc điểm thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng thu đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm như đã nêu ở trên thì thuế giá trị gia tăng còn có một điểm đặc trưng đó là:
– Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế gián thu.
– Tức là, loại thuế này sẽ được cộng vào chung với giá bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và khi sử dụng hay tiêu thụ dịch vụ, sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng sẽ là đối tượng phải chi trả khoản thuế giá trị gia tăng này.
Tuy nhiên, người trực tiếp tiến hành, thực hiện trách nhiệm đóng thuế đối với Nhà nước lại không phải là người tiêu dùng mà chính là các cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa trên.
– Doanh nghiệp nội địa;
– Tổ hợp tác;
– Hộ gia đình;
– Cá nhân.