Do thị trường kinh tế phát triển; việc du nhập của người nước ngoài tiến hành đầu tư ở Việt Nam ngày càng nhiều. Theo đó, khi tiến hành thành lập công ty tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Vậy điều kiện để người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam là gì? Hãy cùng Luật Sư X giải đáp qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thành lập công ty tại Việt Nam
Hiện nay, người nước ngoài hoàn toàn có thể thực hiện đầu tư; góp vốn mở công ty tại Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp và luật đầu tư.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì mọi cá nhân; tổ chức đều có quyền mở công ty tại Việt Nam; trừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 của điều này. Theo đó thì cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập đúng theo pháp luật nước ngoài; hoàn toàn được quyền mở công ty tại Việt Nam.
Đồng thời tại Điều 5 Luật này cũng quy định về việc đầu tư như sau:
- Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản; vốn đầu tư; thu nhập; quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp; và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính…
Tuy nhiên, người nước ngoài được phép thành lập công ty tại Việt Nam nhưng cần đáp ứng yêu cầu ngành nghề cũng như đáp ứng điều kiện thành lập công ty tại Việt Nam.
Điều kiện người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam
Ngành nghề đầu tư
Ngành nghề người nước ngoài được đầu tư thành lập công ty tại Việt Nam, ngoại trừ các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, không được kinh doanh. Và cần đáp ứng điều kiện cụ thể với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thứ nhất
Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh gồm:
- Kinh doanh chất ma túy.
- Kinh doanh hóa chất, khoáng vật.
- Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã.
- Kinh doanh mại dâm.
- Mua bán người, bộ phận người.
- Kinh doanh hoạt động đến sinh sản vô tính ở người.
Thứ hai
Ngành nghề người nước ngoài không được kinh doanh gồm:
- Kinh doanh xổ số.
- Kinh doanh các loại pháo.
- Kinh doanh dịch vụ truyền hình.
- Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
- Kinh doanh dịch vụ công chứng.
- Kinh doanh dịch vụ giám định tư pháp.
Ngoài ra các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; người nước ngoài phải thực hiện thủ tục đảm bảo để kinh doanh ngành nghề đó.
Điều kiện thành lập công ty tại Việt Nam trong từng lĩnh vực
Lĩnh vực 1
Nếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải có năng lực tàichính để thực hiện dự án;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện về môi trường và an ninh trật tự.
Lĩnh vực 2
Nếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải có năng lực tàichính và năng lực kinh nghiệm để thực hiện các dự án;
- Việc xuất, nhập khẩu, phân phối các mặt hàng phải có mã HS và không thuộc các trường hợp cấm, hạn chế xuất nhập khẩu, phân phối và phù hợp với lộ trình theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập vào WTO;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ hành nghề và điều kiện về vốn đầu tư, vốn pháp định theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong từng dự án cụ thể;
Lĩnh vực 3
Nếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
- Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện cụ thể theo biểu cam kết về dịch vụ củaViệt Nam khi gia nhập WTO;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải chứng minh năng lực kinh nghiệm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nhà đầu tư nước ngoài phải chứng minh năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư.
Xin giấy phép đầu tư khi đáp ứng điều kiện thành lập công ty tại Việt Nam
Doanh nhân ngoại quốc muốn mở công ty ở Việt Nam thì sẽ cần tiến hành xin giấy phép đầu tư. Hồ sơ để xin giấy phép đầu tư khi đáp ứng điều kiện thành lập công ty tại Việt Nam gồm:
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép đầu tư.
- Chứng minh nhân dân; hộ chiếu; thẻ căn cước kèm theo các tài liệu xác minh tư cách pháp nhân có các nhận của lãnh sự.
- Báo cáo năng lực tài chính của người nước ngoài muốn mở công ty tại Việt Nam. Nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư mà người nước ngoài sử dụng để đầu tư và Nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện. Nhà đầu tư có thể nộp kèm 2 loại giấy tờ sau để chứng minh được năng lực tài chính: Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân) và Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với nhà đầu tư cá nhân)
- Đề xuất về dự án đầu tư.
- Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất nếu công ty có sử dụng đất thuê ở Việt Nam.
Mời bạn xem thêm bài viết: Hồ sơ đăng ký góp vốn vào công ty tại Việt Nam của người nước ngoài
Thông tin liên hệ với Luật Sư X
Trên đây là những thông tin của Luật sư X về điều kiện thành lập công ty tại Việt Nam đối với người nước ngoài.Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khắc dấu doanh nghiệp: bước này sẽ được thực hiện sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và tiến hành đăng báo cáo thành lập doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể khắc dấu tại đơn vị có chức năng khắc dấu.
Ngành nghề người nước ngoài không được kinh doanh bao gồm:
Kinh doanh xổ số.
Kinh doanh các loại pháo.
Kinh doanh dịch vụ truyền hình.
Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Kinh doanh dịch vụ công chứng.
Kinh doanh dịch vụ giám định tư pháp.
Người nước ngoài sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trừ các trường hợp tại công ty:
Công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán.
Doanh nghiệp nhà nước.
Đảm bảo quy định điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên.
Nhà đầu tư có thể nộp kèm 2 loại giấy tờ sau để chứng minh được năng lực tài chính: Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân) và Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với nhà đầu tư cá nhân)