Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hình Sự

Tội giết người bị xử lý như thế nào?

Vũ Hà by Vũ Hà
Tháng Chín 30, 2022
in Luật Hình Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Mức xử phạt hành vi đua xe có tổ chức theo quy định 2023

Mức phạt hành vi cưỡng bức là bao nhiêu theo quy định

Chứa chấp đánh bạc là gì theo quy định năm 2023?

Sơ đồ bài viết

  1. Thế nào là Giết người?
  2. Yếu tố cấu thành tội giết người
  3. Tội giết người bị xử lý như thế nào?
  4. Video Luật sư X đề cập vấn đề Tội giết người bị xử lý như thế nào?
  5. Câu hỏi liên quan

Giết người là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tới tính mạng của con người… Vậy thì, Tội giết người bị xử lý như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để tìm hiểu thêm nhé!

Lịch tư vấn pháp luật miễn phí
Ad 22

Căn cứ pháp lý

Luật hình sự 2015

Là con người thì kể từ khi sinh ra chúng ta đã có nhân quyền. Trong đó, quyền được sống; an toàn về thân thể, tính mạng chính là một trong những quyền cơ bản nhất. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ và không cho phép tước đoạt trái pháp luật. Do đó, giết người là một trong những tội ác mà người gây ra hành vi này được coi là tội phạm đặc biệt nguy hiểm với xã hội.

Thế nào là Giết người?

Giết người là hành vi tước đoạt quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.

Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Vậy tội giết người bị xử lý như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Yếu tố cấu thành tội giết người

Tội giết người bị xử lý như thế nào? Để cấu thành tội giết người thì phải đáp ứng được những yếu tố sau:

Về chủ thể của tội giết người

  • Có năng lực trách nhiệm hình sự;
  • Đủ tuổi theo quy định pháp luật;

Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của luật đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người.

Theo quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Về khách thể của tội giết người

  • Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

Mặt khách quan của tội giết người

Hành vi giết người được thể hiện bằng các hình thức sau:

  • Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
  • Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

– Hậu quả:

  • Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống;
  • Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không.

Mặt chủ quan của tội giết người

Về mặt chủ quan thì ta xác định Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp:

  • Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tội giết người bị xử lý như thế nào?

Để xác định tội giết người bị xử lý ra sao, việc tìm hiểu quy định của pháp luật về tội giết người hết sức quan trọng. Căn cứ theo điều 123 BLHS 2015 thì tội giết người sẽ bị phạt như sau:

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các trường hợp sau:

  • Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  • Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.

Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với phạm tội không thuộc các trường hợp kể trên.

Ngoài ra:

  • Người chuẩn bị phạm tội giết người bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy tùy thuộc vào hành vi mà người đó thực hiện như thế nào, gây hậu quả ra sao thì mức phạt đối với những hành vi đó sẽ là khác nhau theo quy định như đã nêu ở trên.

Video Luật sư X đề cập vấn đề Tội giết người bị xử lý như thế nào?

Hi vọng bài viết tội giết người bị xử lý như thế nào sẽ giúp ích cho độc giả!

Liên hệ với chúng tôi nếu có nhu cầu liên quan đến pháp lý: 0833.102.102

Câu hỏi liên quan

Các hành vi giết người khác mà không bị tử hình

Tội phạm giết người là một trong những tội đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội. Ngoài những quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 thì còn một số trường hợp khác pháp luật quy định đối với hành vi giết người nhưng không có mức tử hình, cụ thể là:
– Tội giết con mới đẻ
– Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
– Tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Thực chất để xác định được đúng mức phạt tù có thời hạn, tử hình hay những hình phạt khác thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên không thể chỉ qua một số thông tin mà nhận xét được

Giết người là gì

Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết hoặc chấm dứt sự sống. Hành vi này được thể hiện bằng hành động hoặc có thể giới hạn dưới dạng không hành động. Những hành vi không có khả năng tước đoạt tính mạng của người khác, thì không thể là hành vi khách quan của tội giết người.

Bị thần kinh khi giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Tags: Các yếu tố cấu thành tội giết ngườiGiết người bị xử lý như thế nàoThế nào là giết người

Mới nhất

Mức xử phạt hành vi đua xe có tổ chức theo quy định 2023

Mức xử phạt hành vi đua xe có tổ chức theo quy định 2023

by Bảo Nhi
Tháng Hai 8, 2023
0

Đua xe trái phép đây là hoạt động gây mất trật tự cũng mất an toàn khi tham gia giao...

Mức phạt hành vi cưỡng bức

Mức phạt hành vi cưỡng bức là bao nhiêu theo quy định

by Minh Trang
Tháng Hai 8, 2023
0

Xin chào Luật Sư. Em hiện tại có một số thắc mắc như sau. Em đang là sinh viên luật...

Chứa chấp đánh bạc là gì theo quy định năm 2023?

Chứa chấp đánh bạc là gì theo quy định năm 2023?

by Trang Quynh
Tháng Hai 7, 2023
0

Xin chào Luật sư. Ngày hôm trước, bố em có bị bắt về tội chứa chấp đánh bạc nhưng sự...

Tội đánh bạc dưới 2 triệu đồng xử lý như thế nào?

Tội đánh bạc dưới 2 triệu đồng xử lý như thế nào?

by Thùy Trang
Tháng Hai 7, 2023
0

Chào Luật sư X! Bạn tôi có tham gia đánh bạc trái phép và bị bắt. Các bạn tôi chơi...

Next Post
tra cứu nhã hiệu Sindbad Doner Kebab

Tra cứu nhãn hiệu bánh mì "Doner Kebab" - Đăng ký nhãn hiệu

Hà Nội Phố

Tra cứu nhãn hiệu " Hà Nội Phố" nhanh nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Tư vấn pháp luật miễn phí

Đăng ký
X
0833102102
x
x