Hiện nay, nhu cầu việc làm ngày càng tăng cao; dẫn đến lượng người lao động muốn đi xuất khẩu sang nước ngoài cũng càng nhiều. Lợi dụng điều này mà nhiều công ty xuất khẩu lao động “chui”; dẫn đến sự sai sót trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật sư X chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về các điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động; để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
- Nghị định 38/2020/NĐ-CP
- Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH
- Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN
- Quyết định 18/2007/QĐ-BLĐTBXH
Giấy phép xuất khẩu lao động là gì?
Giấy phép xuất khẩu lao động là một điều kiện bắt buộc doanh nghiệp cần phải có; để kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động.
Điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động?
Điều kiện về loại hình doanh nghiệp và vốn pháp định
Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh
Doanh nghiệp đó được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức; cá nhân Việt Nam. Đồng thời, phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Vốn pháp định:
- Vốn pháp định không thấp hơn 5.000.000.000 đồng (năm tỷ Việt Nam đồng).
- Có chủ sở hữu, tất cả các thành viên; cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
Điều kiện về đề án hoạt động của doanh nghiệp khi xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Nội dung của Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động; theo đó tuân thủ những nội dung sau:
Thông tin cơ bản về doanh nghiệp:
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt
- Loại hình doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh
- Cơ cấu, tổ chức hiện tại của doanh nghiệp
- Số lượng lao động doanh nghiệp đang sử dụng
- Hình thức và thời hạn hợp đồng lao động ký với người lao động.
2. Dự kiến thị trường đưa người lao động đến làm việc ở nước ngoài:
- Khả năng mở và khai thác thị trường lao động ngoài nước
- Dự kiến đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo số lượng; ngành nghề và thị trường trong thời gian 03 năm kể từ khi được cấp giấy phép.
3. Phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
a) Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động; trước khi đi làm việc ở nước ngoài: bộ phận quản lý đào tạo và bộ phận quản lý học viên; chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận.
b) Các phòng nghiệp vụ thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; chức năng nhiệm vụ từng phòng; số lượng nhân viên nghiệp vụ; trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ; kinh nghiệm làm việc; nhiệm vụ được giao của từng nhân viên nghiệp vụ.
4. Phương án thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
a) Tuyển chọn lao động;
b) Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
c) Quản lý; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
5. Phương án tài chính thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
a) Dự kiến cụ thể chi phí của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài đối với từng thị trường; tổng chi phí người lao động phải nộp khi xuất cảnh.
b) Lương cơ bản và thu nhập dự kiến của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài.
c) Dự kiến doanh thu; chi phí và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; trong thời gian 03 năm kể từ khi được cấp giấy phép.
d) Phương án hỗ trợ, giải quyết chi phí khi người lao động gặp rủi ro.
Điều kiện về nhân sự khi xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Thứ nhất
Bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm:
a) Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài gồm bộ phận đào tạo và bộ phận quản lý học viên
b) Các phòng nghiệp vụ thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với nhiệm vụ khai thác thị trường ngoài nước; tuyển chọn lao động; quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ lao động về nước, tài chính
c) Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết; các phòng nghiệp vụ phải đảm bảo số lượng nhân viên nghiệp vụ; để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách; để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai
Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên; có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
Thêm vào đó; báo cáo việc thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ căn cứ khoản 6 mục I Thông tư 21/2007/TT – BLĐTBXH quy định:
“Khi có sự thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước bằng văn bản kèm theo sơ yếu lý lịch của người mới được giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật”
Xem thêm:
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
Trường hợp không được cấp giấy phép lao động theo quy định pháp luật hiện hành
Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Điều kiện về ký quỹ kinh doanh khi xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng (một tỷ Việt Nam đồng); tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được sử dụn; theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
“1. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 của Luật này, tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh đối với người lao động đến thời điểm chuyển giao; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật về phá sản.”
Điều kiện về cơ sở vật chất khi xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động; thuộc sở hữu của doanh nghiệp dịch vụ hoặc được doanh nghiệp dịch vụ thuê ổn định; theo hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật và phải đáp ứng điều kiện tối thiểu sau:
a) Có đủ phòng học và phòng ở cho 100 lao động tại một thời điểm;
b) Diện tích phòng học trung bình 1,4m2/học viên và phòng ở trung bình 3,5 m2/học viên; có trang thiết bị cơ bản bảo đảm phục vụ học tập và sinh hoạt nội trú.
Câu hỏi thường gặp
Có. Căn cứ Điều 6 Nghị định 38/2020/NĐ – CP
Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 1.000.000.000 đồng (một tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam.
Liên hệ luật sư X
Hi vọng, bài viết “Điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động” này sẽ có ích đối với độc giả.
Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu: 0936.358.102