Hiện nay có rất nhiều trường hợp khám xét người, chỗ ở,… sai quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, hậu quả làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Chính vì vậy, điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về căn cứ để khám xét người, chỗ ở,… Cùng Luật sư X tìm hiểu về “Điều 192 bộ luật tố tụng hình sự quy định như thế nào?” qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Điều 192 bộ luật tố tụng hình sự
Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rất rõ ràng, cụ thể về trường hợp được khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được. Căn cứ vào quy định này của pháp luật hình sự thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành khám xét khi có đủ căn cứ và sẽ tránh trường hợp lam quyền gây nên những hệ quả không mong muốn.
Điều 192 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
Bên cạnh những nguồn chứng cứ cần tiến hành các hoạt động khám xét; để thu thập chứng cứ, riêng khám xét chỗ ở cần khám xét; để phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân (đoạn 2 khoản 1 Điều 192). Đây là trường hợp khám xét để tìm con người còn sống; bao gồm người bị truy nã, truy tìm do bỏ trốn để tiến hành bắt giữ ;hoặc nạn nhân bị bắt cóc, bị giữ trái phép cần được giải cứu. Bộ luật TTHS năm 2015 chưa quy định khám xét chỗ ở để tìm tử thi; hoặc bộ phận cơ thể người được cất giấu.
Khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện
– Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội phạm; vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
– Theo Điều 192 quy định thì chỉ được tiến hành khám người; chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện; bưu phẩm khi có căn cứ để nhận định rằng ở đó có công cụ phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Trong trường hợp cần phát hiện người đang bị truy nã ẩn nấp tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người thì được khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của người đó.
– Căn cứ để tiến hành khám xét quy định trong Điều 140 là những tài liệu; chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập được thông qua nguồn tin do quần chúng cung cấp, do những người thực hiện tội phạm khai hoặc do cơ quan điều tra phát hiện. Tất cả những chứng cứ này đều phải được kiểm tra kỹ trước khi ra lệnh khám xét.
– Khi cần phải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Việc khám thư tín, điện tín; bưu kiện, bưu phẩm nhằm mục đích thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án cũng phải có những căn cứ như điểm 2.
Khoản 1 điều 192 bộ luật tố tụng hình sự
Căn cứ khoản 1 Điều 192 quy định như sau:
“Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm; phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở,; nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ; phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử; tài liệu khác có liên quan đến vụ án.“
Căn cứ áp dụng khám xét chỗ ở cũng như tất cả các trường hợp khám xét khác; được quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015. Quy định của điều luật cho thấy; căn cứ khám xét chỗ ở là tất cả những gì; mà dựa vào đó người có quyền ra lệnh khám xét có cơ sở để nhận định ;về sự hiện diện của công cụ; phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có; hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử; tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Đối tượng khám xét để thu giữ như điều luật liệt kê thực chất là những nguồn chứng cứ; chứa các chứng cứ của vụ án.
Do đó, chỉ được khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc ,địa điểm; phương tiện khi có căn cứ để nhận định rằng trong người; phương tiện; chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, … có tài liệu, đồ vật; tài sản do phạm tội mà có hoặc có liên quan đến vụ án.
Hiện nay, có nhiều trường hợp khám xét sai đối tượng; hoặc khám xét khi không có căn cứ cho rằng có dấu hiệu tội phạm. Hành vi này được xem là trái quy định của pháp luật; có thể bị khiếu nại hoặc thậm chí là tố giác trước pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Điều 60: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
- Trình tự kê biên tài sản thi hành án theo quy định pháp luật như thế nào?
- Nữ hiếp dâm nam có phạm tội hay không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Điều 192 bộ luật tố tụng hình sự quy định như thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Có. Trong trường hợp cần phát hiện người đang bị truy nã ẩn nấp tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người thì được khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của người đó.