Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát hoạt động đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành. Nội dung của Thông tư này bao hàm rất nhiều lĩnh vực như Kiểm soát nội bộ, Tuân thủ, Quản lý rủi ro, Đánh giá mức độ đủ vốn (ICAAP), Kiểm toán nội bộ (“KTNB”),… với hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019 (riêng quy định về đánh giá mức độ đủ vốn có hiệu lực từ ngày 1/1/2021). Cùng Luật sư X điểm qua những Điểm mới của Thông tư 13/2018/TT-NHNN:
Thuộc tính pháp lý
Số hiệu: | 13/2018/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Nguyễn Đồng Tiến | |
Ngày ban hành: | 18/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 | |
Ngày công báo: | 17/06/2018 | Số công báo: | Từ số 711 đến số 712 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tải xuống Thông tư 13/2018/TT-NHNN
Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 13/2018/TT-NHNN
Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đối tượng áp dụng của Thông tư 13/2018/TT-NHNN
Ngân hàng thương mại bao gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nội dung chính của Thông tư 13/2018/TT-NHNN
Thông tư này quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ; cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng. Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan; và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện; xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát của quản lý cấp cao; kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ.
Hệ thống kiểm soát nội bộ phải đảm bảo 03 tuyến bảo vệ độc lập bao gồm:
Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát; và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận kinh doanh, bộ phận chức năng, bộ phận nhân sự, kế toán thực hiện.
Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro; đo lường, theo dõi và tuân thủ quy định pháp luật. Do các bộ phận tuân thủ quy định và bộ phận quản lý rủi ro thực hiện.
Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm soát nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.
Yêu cầu của kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ được thực hiện đối với tất cả hoạt động, quy trình nghiệp vụ; các bộ phận tại ngân hàng thương mại (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác); Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm đảm bảo các hoạt động của ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tuân thủ quy định của pháp luật; Kiểm soát xung đột lợi ích; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận đối với kiểm soát nội bộ để xây dựng; duy trì văn hóa kiểm soát của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Yêu cầu về quản lý rủi ro
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện quản lý rủi ro; đảm bảo các yêu cầu. Là Quản lý các rủi ro trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nhận dạng đầy đủ, đo lường chính xác; theo dõi thường xuyên để kịp thời phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trọng yếu; Kiểm soát trạng thái rủi ro đảm bảo tuân thủ các hạn mức rủi ro; Các quyết định có rủi ro phải minh bạch, rõ ràng; và phù hợp với chính sách quản lý rủi ro, hạn mức rủi ro.
Thông tư quy định chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại do Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên ban hành, sửa đổi, bổ sung. Hạn mức rủi ro sẽ do Tổng giám đốc ban hành, sửa đổi, bổ sung.
Hiệu lực thi hành của Thông tư 13/2018/TT-NHNN
Thông tư 13/2018/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 trừ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này. Ở phần này, thông tư đã có khá nhiều điểm mới thay đổi.
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các quy định về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn tại Chương V Thông tư này kể từ ngày 01/01/2021.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
a) Sửa đổi Điều 1 như sau:
“Thông tư này quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)”.
b) Sửa đổi cụm từ “tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” thành “tổ chức tín dụng” tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào?
- Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền không?
- Nợ ngân hàng không trả có sao không theo quy định mới nhất?
- Nghị định 42/2018/NĐ-CP về bãi bỏ Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng
- Xác nhận tình trạng hôn nhân để vay vốn ngân hàng nhanh và mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Điểm mới của Thông tư 13/2018/TT-NHNN“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tìm hiểu về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý liên hệ:
Qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức độ rủi ro mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẵn sàng chấp nhận trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh được thể hiện bằng tỷ lệ và chỉ tiêu.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.