Xin chào Luật sư! Luật sư cho e hỏi là em muốn đổi tên giấy khai sinh khác có được không ạ? (em tên là Gia Bảo , đi học cứ bị các bạn đọc trêu trọc là Bao Giả), đổi tên xong có cần đổi lại tên trong CCCD , thẻ BHYT , GPLX , và các giấy tờ khác không ạ?
Đổi tên khai sinh là một thủ tục hành chính tuy nhiên vấn đề này đang khá là nhạy cảm và chưa được quy định rõ ràng trong luật. Mặc dù Bộ luật dân sự 2015; Luật hộ tịch 2014 đã có những điều khoản quy định nhưng dường như việc thay đổi tên luôn gặp những rào cản nhất định. Quý khách không mong muốn sử dụng cái tên cũ; vì lý do tên xấu; tên không hợp phong thủy hay gây nhầm lẫn thì Luật sư X đều có giải pháp để thực hiện cung cấp dịch vụ đổi tên khai sinh.
Căn cứ pháp lý
Đổi tên giấy khai sinh được không?
Phạm vi thay đổi hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch 2014 như sau:
– Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
– Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
Đổi tên giấy khai sinh cần những gì?
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Lưu ý là nên mang theo cả giấy tờ chứng minh cá nhân thuộc trường hợp được pháp luật cho phép thay đổi họ, tên để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đối chiếu và giải quyết.
Thời hạn tối đa là 3 ngày kể từ khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy rằng việc thay họ và tên là có cơ sở thì công chức pháp lý – hộ tịch cần ghi thông tin vào Sổ hộ tịch, người mong muốn đăng ký thay đổi họ tên ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo đến UBND cấp xã trích lục cho người có yêu cầu.
Đổi tên trong giấy khai sinh
Điều kiện thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, anh quyền thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh khi có căn cứ của của pháp luật dân sự. Khi thay đổi tên đệm cần được sự đồng ý của cha, mẹ nếu là con dưới 18 tuổi hoặc sự đồng ý của người từ đủ 9 tuổi trở lên.
Đổi tên giấy khai sinh cho người lớn
Theo Điều 28, 47 Luật Hộ tịch năm 2014 thì trình tự thực hiện đổi tên cho người trên 18 tuổi gồm các bước như sau:
Bước 1: Nộp tờ khai
Bạn sẽ nộp tờ khai theo mẫu và giấy tờ liên quan đến đăng ký hộ tịch; xuất trình Giấy khai sinh và giấy tờ để chứng minh cho lý do đổi tên (chứng minh nhân dân của người chị trùng họ tên) đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Xem xét hồ sơ và nhận kết quả
Công chức tư pháp – hộ tịch sẽ xem xét việc đổi tên của bạn có đúng là dễ gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình hay không. Nếu đúng thì sẽ ghi vào Sổ hộ tịch và bạn sẽ ký vào đó.
Sau đó báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài tối đa là 03 ngày.
Nếu bạn thực hiện thủ tục đổi tên tại Ủy ban nhân dân nơi khác với nơi đăng ký tên trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ gửi thông báo cùng bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi bạn đã đăng ký để ghi vào Sổ hộ tịch.
Cuối cùng là ghi nội dung thay đổi vào Giấy khai sinh cho bạn.
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.
Đổi tên giấy khai sinh cho con
Người có yêu cầu thay đổi họ, tên, chữ đệm nộp hồ sơ gồm:
– Tờ khai thay đổi họ tên (mẫu số 15: Mẫu Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc – Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch)
– Xuất trình bản chính Giấy khai sinh của con
– Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên, chữ đệm (các giấy tờ chứng minh lý do muốn thay đổi, văn bản thỏa thuận, đồng ý cho đổi tên, CMND, Hộ khẩu…).
– Đổi tên cho con dưới 14 tuổi: nộp hồ sơ tại Tư pháp Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cha, mẹ trước đây đã đăng ký khai sinh cho con.
– Nếu con đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi: nộp hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa thuộc UBND cấp Quận, huyện nơi đăng ký khai sinh.
– Nếu con từ đủ 18 tuổi, nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi đăng ký khai sinh trước kia hoặc nơi đang cư trú hiện nay để thực hiện thủ tục thay đổi.
Đổi tên đệm trong giấy khai sinh
Thủ tục đăng ký thay đổi tên đệm trên Giấy khai sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật hộ tịch 2014, cụ thể như sau:
“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”
Thủ tục đổi tên giấy khai sinh
Để thay đổi tên giấy khai sinh. Bạn cần tuân theo các trình tự, thủ tục được Luật Hộ tịch quy định như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
- Bạn chuẩn bị Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định (tại Thông tư 04/2020/TT-BTP).
- Giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Bản chính Giấy khai sinh của bạn.
- Các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của bạn.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Bạn nộp sơ đã chuẩn bị tại Ủy ban nhân dân cấp xã; phường; thị trấn nơi đã đăng ký khai sinh cho bạn.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở; công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch cùng bạn đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch. Và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho bạn.
Sau đó, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi họ, tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây; thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản. Kèm theo bản sao trích lục đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH,
BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Kính gửi:
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:
Nơi cư trú:
Giấy tờ tùy thân:
Quan hệ với người đề nghị được thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch:
Đề nghị cơ quan đăng ký việc thay đổi tên, chữ đệm trên giấy khai sinh cho người có tên dưới đây
Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………. Giới tính:…………….
Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………………………………..
Dân tộc:………………………………………………………………….Quốc tịch:……………………………………………………
Giấy tờ tùy thân: (3)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Nơi cư trú: (2) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Đã đăng ký (5) …………………………………………… ngày……… tháng ……… năm ……………. tại số: ………. Quyển số:…………………………. của ……………………………………………………………………………………………………….
Từ: (6)………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thành:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lý do:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: ………………………………………. , ngày ………. tháng ……… năm ………..
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Ý kiến của người được thay đổi họ, tên (nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên); xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………. | Ý kiến của cha và mẹ (nếu thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi)……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………. ……………………………. | ||
Chú thích:
Chú thích:
1. Ghi rõ tên cơ quan đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh.
2. Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
3. Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
4. Ghi rõ loại việc thực hiện (ví dụ: thay đổi Họ).
5. Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây. Ví dụ: khai sinh ngày 05 tháng 01 năm 2015 tại số 10 quyển số 01/2015 của UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
6. Ghi rõ nội dung thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc ví dụ: từ Nguyễn Văn Nam thành Vũ Văn Nam;
Trường hợp bổ sung hộ tịch thì ghi rõ nội dung đề nghị bổ sung. Ví dụ: bổ sung phần ghi về quê quán trong Giấy khai sinh như sau: Nghệ An.
Mẫu đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh
Chi phí đổi tên giấy khai sinh
Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.
Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
Sau khi thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh, người thay đổi họ, tên có thể làm lại, điều chỉnh thông tin trên các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ đổi tên giấy khai sinh
Có thể thấy quy trình đổi tên mà pháp luật quy định thì có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế là rất khó. Vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ nhưng vẫn bị cơ quan hộ tịch từ chối việc đổi tên giấy khai sinh. Có những trường hợp được pháp luật quy định; có những hợp lại không có quy định cụ thể dẫn đến việc thực hiện đổi tên khai sinh khó khăn hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm, Luật sư X đều có thể tiếp nhận việc đổi tên của khách hàng với các lý do khác nhau; và đảm bảo hỗ trợ khách hàng hết sức trong khả năng.
Các dịch vụ đổi tên giấy khai sinh Luật sư X cung cấp:
– Dịch vụ thay đổi họ;
– Dịch vụ thay đổi tên khai sinh;
– Dịch vụ thay đổi tên khai sinh cho con;
– Dịch vụ thay đổi tên khai sinh cho người chuyển giới;
– Dịch vụ thay đổi tên khai sinh vì tên xấu.
Luật sư X được đánh giá là giải pháp tối ưu để lựa chọn khi cá nhân/ tổ chức rơi vào tình trạng khó khăn, vướng mắc pháp lý về các lĩnh vực pháp lý như về doanh nghiệp, đất đai, thừa kế, dân sự, hợp đồng, hôn nhân, tố tụng, hành chính, hình sự… Tại Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các dịch vụ pháp lý, cùng đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, chúng tôi sẽ giải quyết những khúc mắc cho khách hàng một cách thuận lợi nhất.
Đổi tên giấy khai sinh và cải chính hộ tịch có khác nhau không?
Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền đổi tên như sau:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”
Trong trường hợp, muốn thay đổi thì tên có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây để giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, để giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Như vậy, đổi tên giấy khai sinh và cải chính hộ tịch không khác nhau.
Đổi tên giấy khai sinh mất bao lâu?
Theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Sau đó, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinhTrường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi họ, tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Video của Luật sư X giải đáp thắc mắc về Đổi tên khai sinh
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước
- Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Kịch bản sinh hoạt chi bộ mới nhất năm 2022
- Hướng dẫn làm giấy xác nhận dân sự
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Dịch vụ đổi tên khai sinh nhanh chóng, chuyên nghiệp”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như trích lục khai sinh, soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mã số thuế cá nhân tra cứu, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì chỉ những người dưới 18 tuổi đổi tên mới phải có sự đồng ý của cha, mẹ
Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp được thay đổi tên. Do đó, các trường hợp ngoài quy định tại Điều luật này là những trường hợp không được thay đổi tên.
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi (Điều 27 Luật Hộ tịch 2014);
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước (khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch).