Xin chào Luật sư. Tôi hiện tại mới tìm hiểu và quan tâm đến sàn giao dịch thương mại điện tử. Tôi biết sàn giao dịch thương mại điện tử là một mô hình kinh doanh không mới ở Việt Nam, từ năm 2005 đã có các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn thúc đẩy thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Nhưng do mới tiếp xúc với loại hình này nên tôi muốn biết thêm về dịch vụ đăng ký sàn thương mại điện tử năm 2022. Rất mong được Luật sư hồi đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc của bạn thì hãy tham bảo bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Sàn thương mại điện tử là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định:
“Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng”.
Bao gồm: Sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến, website đấu giá trực tuyến, website thương mại điện tử bán hàng…
Chiếu sang khoản 9 của Điều 3 thì “Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó”.
Nó có tên tiếng Anh đầy đủ là “Electronic Commerce Exchange“. Với việc đăng ký tài khoản người bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử các cá nhân, doanh nghiệp có thể thoải mái trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của họ đến với người dùng. Sàn thương mại điện tử còn là nơi có thể đăng thông tin rao vặt, đấu giá, đấu thầu,…
Ở Việt Nam, có thể kể đến một số website cung cấp dịch vụ giao dịch trên sàn thương mại điện tử phổ biến đó là Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Hotdeal, Adayroi, …
Dịch vụ đăng ký sàn thương mại điện tử năm 2022
Điều kiện để thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP thì để thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử công ty/ doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau:
1. Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật.
2. Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;
Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
3. Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký.
Mặt khác, theo Điều 13 Thông tư số 47/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi Khoản 2, Điều 1, Thông tư 21/2018/TT-BCT thì đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:
– Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
– Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
– Dịch vụ đấu giá trực tuyến.
Trình tự, thủ tục đăng ký website dịch vụ thương mại điện tử như thế nào?
Hồ sơ đăng ký
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 47/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BCT thì Công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
– Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu của Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân);
– Đề án cung cấp dịch vụ;
– Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
– Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó;
– Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).
Quy trình đăng ký
Theo Điều 15 Thông tư số 47/2014/TT-BCT thì quy trình đăng ký website dịch vụ thương mại điện tử được thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang: www.online.gov.vn.
Bước 2: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:
+ Tên thương nhân, tổ chức;
+ Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức;
+ Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;
+ Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức;
+ Các thông tin liên hệ.
Bước 3: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống hoặc bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung lại thông tin.
Bước 4: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký.
Bước 5: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký, kết quả hồ sơ hợp lệ hoặc cần bổ sung lại thông tin.
Bước 6: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy).
Bước 7: Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.
Bước 8: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.
Có thể bạn quan tâm
- Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ năm 2022?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH như thế nào?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Dịch vụ đăng ký sàn thương mại điện tử năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra cứu quy hoạch xây dựng, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thương gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
– Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
– Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
– Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
a) Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
c) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.