Xin chào Luật sư, hiện nay tôi có thắc mắc về quy định pháp luật trong việc thực hiện công chứng. Cụ thể là do sức khoẻ của bà tôi đã yếu, bác sĩ tiên lượng xấu nên bà muốn lập di chúc để lại tài sản cho con chau, tôi thắc mắc rằng có thể thực hiện lập di chúc tại nhà hay không? Nếu được, thủ tục lập di chúc tại nhà sẽ diễn ra như thế nào? Hoặc tôi có thể sử dụng dịch vụ công chứng tại nhà Kiên Giang nhanh chóng của Luật sư được hay không? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn và chia sẻ đến bạn đọc dịch vụ công chứng tại nhà Kiên Giang nhanh chóng năm 2023. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline bên dưới nhé.
Căn cứ pháp lý
Công chứng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
- Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);
- Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).
Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Trường hợp nào được công chứng tại nhà?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Công chứng 2014 nêu rõ, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Điều 44. Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
– Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
– Người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
– Có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, có 3 trường hợp được công chứng ngoài trụ sở, việc này giúp giảm bớt thời gian đi lại cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của người yêu cầu công chứng.
Người yêu cầu công chứng phải ghi rõ: Lý do, địa điểm, thời gian yêu cầu công chứng vào Phiếu yêu cầu công chứng.
Có thể nhờ công chứng viên tới lập di chúc tại nhà hay không?
Căn cứ theo Điều 639 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này.
Như vậy, hiện nay pháp luật cho phép người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
Thủ tục lập di chúc tại nhà được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 639 Bộ luật Dân sự 2015 thì thủ tục lập di chúc tại nhà do công chứng viên thực hiện cũng sẽ được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng.
Cụ thể, dẫn chiếu đến Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc lập di chúc tại nhà sẽ được thực hiện theo thủ tục như sau:
(1) Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên;
(2) Công chứng viên phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố;
(3) Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình;
(4) Công chứng viên ký vào bản di chúc.
Lưu ý: Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên. Công chứng viên chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Căn cứ theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Công chứng ngoài trụ sở không đúng quy định bị phạt như thế nào?
Theo quy định của pháp luật thì việc Công chứng ngoài trụ sở không đúng quy định nêu trên bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Điều 15. Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định;
b) Công chứng không đúng thời hạn quy định;
c) Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;
d) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
đ) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;
e) Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt;
g) Không tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên;
h) Hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm;
i) Hướng dẫn tập sự khi không đủ điều kiện theo quy định;
k) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của người hướng dẫn tập sự theo quy định;
l) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng;
m) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
n) Từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng không có lý do chính đáng.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ được phép công chứng tại nhà, nếu không thuộc những trường hợp này mà vẫn cố tình thực hiện công chứng tại nhà thì sẽ bị xử phạt.
Mức phí công chứng di chúc tại nhà năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ Luật Công chứng, người lập di chúc sẽ bị mất những khoản tiền nhất định sau đây:
– Thứ nhất, người lập di chúc sẽ mất phí công chứng:
Theo khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014, phí công chứng di chúc gồm phí công chứng di chúc, phí lưu giữ và phí công bố di chúc. Trong đó, mức phí liên quan đến công chứng di chúc được nêu tại Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC như sau:
– Phí công chứng di chúc: 50.000 đồng/di chúc.
– Phí lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/di chúc.
– Phí công bố di chúc: Hiện không có quy định cụ thể về phí công bố di chúc.
Như vậy, với việc công chứng di chúc, người lập di chúc sẽ phải trả những khoản tiền như trên cho việc công chứng di chúc của mình.
– Thứ hai, người lập di chúc tại văn phòng công chứng sẽ phải trả thù lao công chứng: Việc trả thù lao công chứng được chia theo những trường hợp cụ thể. Theo đó:
Đối với trường hợp công chứng ngoài trụ sở : Công chứng ngoài trụ ở đây có thể hiểu là người lập di chúc không trực tiếp đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng viên công chứng di chúc giúp mình, mà do điều kiện sức khỏe hay điều kiện khách quan nào đó, họ mời công chứng viên về nhà hoặc địa điểm ngoài trụ sở công chứng để họ tiến hành thực hiện công chứng giúp.Khi thực hiện công chứng ngoài trụ sở, người yêu cầu công chứng phải trả thêm chi phí để thực hiện việc này. Mức thù lao do các bên thỏa thuận. Có thể thấy, việc công chứng ngoài trụ sở tốn thời gian và công sức của công chứng viên hơn, nên thù lao công chứng mà người có nhu cầu công chứng cần phải trả cho công chứng viên sẽ cao hơn so với việc lập di chúc và công chứng tại văn phòng công chứng (tức tại trụ sở).
Dịch vụ công chứng tại nhà Kiên Giang uy tín, nhanh chóng của Luật sư X
Công chứng tại nhà có rất nhiều lợi ích thuận tiện cho khách hàng. Do vậy mà càng ngày, hình thức này càng phổ biến. Một số ưu điểm có thể kể đến gồm:
- Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho khách hàng.
- Đảm bảo những trường hợp mà khách hàng cần gấp hồ sơ, giấy tờ công chứng. Lúc này, hoạt động công chứng tại nhà sẽ đáp ứng được nhu cầu này.
- Đặc biệt, thực hiện thủ tục công chứng tại nhà sẽ có công chứng viên đến tận nhà.
- Và hơn hết là có thể thực hiện thủ tục ngoài giờ hành chính.
Tại sao nên sử dụng dịch vụ công chứng tại nhà của Luật sư X
Đến dịch vụ của Luật sư X bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Nếu thuộc trong các trường hợp không thể đến văn phòng công chứng. Lựa chọn sử dụng dịch vụ của Luật sư X là lựa chọn đúng đắn nhất; quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình; chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết đến cho chúng tôi. Trong thời gian nhanh nhất Luật sư X sẽ công chứng giấy tờ đầy đủ và chính xác; bàn giao đến tận tay khách hàng
Đúng thời hạn:
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về công chứng tại nhà
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Dịch vụ công chứng tại nhà Kiên Giang nhanh chóng năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ nhận công chứng tại nhà Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất
- Dịch vụ tư vấn thủ tục cho thuê đất
Câu hỏi thường gặp:
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên có một số trường hợp việc công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở (người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác). Về mặt trình tự, thủ tục thực hiện, dịch vụ công chứng tại nhà cũng sẽ thực hiện giống như là công chứng tại văn phòng công chứng. Vì vậy, người dân hãy yên tâm về tính pháp lý và an toàn của thủ tục công chứng tại nhà.
Theo điểm c khoản 1, Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
…
c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
…”
Như vậy, theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 7 Luật công chứng 2014 thì công chứng viên không được phép “công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật công chứng 2014 thì: Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Quy định là vậy nhưng thực tế hiện nay, khi công chứng tại nhà, không hiếm trường hợp công chứng viên không phải là người chứng kiến việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng, thường là thư ký công chứng viên – người mang hồ sơ cho khách hàng ký và chứng kiến việc ký, điểm chỉ này.