Mặc dù xe công nông, xe tự chế 3,4 bánh; đã bị cấm lưu hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn thấy; có rất nhiều xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh tham gia giao thông vận chuyển hàng. Nhiều người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; đã gây tai nạn với hậu quả nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Vậy, Đi xe tự chế bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Đi xe công nông, xe tự chế là hành vi bị nghiêm cấm
Nghị quyết 32/2007/NQ-CP quy định như sau:
2. Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toàn giao thông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải.
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3,4 bánh. Trường hợp cố tính vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ.
Việc cấm này là xuất phát từ đặc điểm; chất lượng, kết cấu và tình hình giao thông không cho phép loại xe này lưu thông trên đường. Còn việc nó có là phương tiện giao thông hay không là xuất phát từ tính năng; tác dụng của phương tiện chứ không phụ thuộc vào việc bị cấm hay không cấm.
Ví dụ: ô tô đã hết niên hạn sử dụng; vẫn được quy định là một loại phương tiện giao thông; nhưng nó sẽ bị đình chỉ lưu hành tham gia giao thông.
Còn đối với xe tự chế, theo suy nghĩ của nhiều người; khi tham gia vào việc “độ” xe là để mình có thể nổi bật; trước đám đông và thể hiện một chất chơi riêng của mình. Vì vậy, họ không ngại thay đổi hình dạng chiếc xe; so với nguyên bản để có thể chứng minh sự khác biệt đó; như thay pô xe cỡ lớn để xe có thể “gầm rú” lên; những âm thanh như phản lực mỗi khi tăng tốc; hay lắp má phanh đĩa bán kính lớn, thay giảm xóc để nâng yên…
Đặc biệt, với việc thay đổi kết cấu của máy, “độ” công suất máy là điều trong Luật Giao thông đã quy định rõ “chủ xe không được phép tự thay đổi kết cấu tổng thành khác với thiết kế mà nhà sản xuất đưa ra”.
Đi xe tự chế bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại Khoản 3b Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.
Xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì việc cảnh sát giao thông xử phạt hành chính 900.000 đồng và tịch thu phương tiện về lỗi: “Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông là phù hợp quy định của pháp luật.
Đi xe tự chế gây tai nạn bị xử lý như thế nào?
Trường hợp bạn điều khiển xe tự chế và gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, bạn tai nạn có thể phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ Luật Hình sự.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, người gây ra tai nạn còn phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra; theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015.
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định…”
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đi xe tự chế bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe máy tự chế bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Theo chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 32 ngày 28/12/2007 của ngành Công an – Bộ giao thông vận tải, kể từ ngày 01/01/2008 cấm lưu hành đối với các loại xe tương tự xe “Tự chế”.
Xe tự chế bao gồm: Xe công nông; xe máy kéo nhỏ phục cho phục cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và xe thô sơ 3 bánh, xe bốn bánh, trừ xe 3 bánh dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật, có đăng ký, biển số..
Như vậy, theo quy định của pháp luật, không được phép đi xe máy tự chế.
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Do đó, hành vi đi xe máy tự chế làm chết người sẽ bị đi tù từ 01 đến 05 năm.