Tại các tuyến đường ở thành phố lớn, tình trạng ùn tắc giao thông; xảy ra thường xuyên trong giờ cao điểm hoặc khi có các vấn đề về giao thông. Do đó, nhiều người thường điều khiển xe máy “leo” lên vỉa hè để di chuyển nhanh hơn. Việc đi xe trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè là hành vi trái quy định của pháp luật; gây nguy hiểm cho người đi bộ và trẻ em; gây mất mỹ quan đô thị, đặc biệt còn ảnh hưởng đến kết cấu vỉa hè; đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông cao. Vậy, Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Đi xe trên vỉa hè là hành vi vi phạm pháp luật
Vỉa hè (hay còn gọi là hè phố) là phần dọc theo hai bên đường; thường được lắp gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ. Ngày nay, việc tuyên truyền khẩu hiệu “Không đi trên hè phố”, “Không lấn chiếm vỉa hè”,… đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên việc làm này cũng không thể ngăn được; tình trạng các phương tiện giao thông đi trên vỉa hè, lấn chiếm phần đường của người đi bộ. Đây là cơ sở để lực lượng chức năng xử phạt lỗi đi xe trên vỉa hè; nhằm ngăn chặn và nâng cao ý thức hơn cho người dân.
Ở các thành phố lớn, tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên trong giờ cao điểm; thì việc người điều khiển xe máy “leo” lên vỉa hè không phải là chuyện hiếm. Trên thực tế, hành vi này xảy ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, đây là hành vi trái luật.
Cụ thể, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD, hè (hay vỉa hè, hè phố) là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
Như vậy, vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô, xe máy. Chính vì thế, dù lí do tắc đường hay vì bất cứ lí do gì (trừ đi lên hè để vào nhà) thì việc ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều không đúng với quy định của pháp luật.
Đi xe ô tô trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ô tô điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng).
Ngoài ra, ô tô điều khiển xe đi trên vỉa hè còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đối với xe máy, theo Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định xe máy điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
Đỗ xe ô tô trên vỉa hè bị phạt thế nào?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính từ 800.000 – 01 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online
Tuy nhiên, theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, tài xế ô tô có thể đỗ xe một phần trên hè phố nếu gặp biển I.408a – “Nơi đỗ xe một phần trên hè phố”. Đây là biển chỉ dẫn cho phép bạn đỗ một phần xe trên vỉa hè.
Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng sẽ được đặt biển số I.408a. Với yêu cầu phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên vỉa hè. Và khoảng cách, chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên đường, xe phải đỗ sao cho các bánh xe phía ghế phụ trên hè phố.
Ngoài ra, biển này có thể đặt vuông góc theo chiều hướng đi hoặc đặt song song và có hiệu lực từ vị trí đặt biển.
Như vậy, đi xe trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, đỗ xe… trái quy định của pháp luật đang gây mất mỹ quan đô thị trầm trọng, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đối với người đi bộ. Do đó, so với trước đây, mức phạt đối với ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều tăng, đặc biệt tăng mạnh đối với ô tô.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc đi xe trên vỉa hè bị xử phạt như thế nào?
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đối tượng được đổi giấy phép lái xe, bao gồm:
– Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
– Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;
– Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;
Trường hợp tem chống giả giấy phép lái xe của bạn bị tróc; thì hiện không có quy định việc bong tróc này được xem là hỏng.
Tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA có quy định:
Thủ tục hồ sơ đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: như sau:
– Giấy khai đăng ký xe ban hành kèm theo Thông tư 58;
– Biển số xe;
– Giấy tờ của chủ xe (Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu). Trường hợp chủ xe là người Việt Nam sẽ xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu;
– Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh ngoại giao, Chứng minh thư công vụ đối với trường hợp người được ủy quyền đến cấp đổi biển số xe.