Dạ thưa Luật sư, con tôi vừa được chính quyền địa phương đưa giấy mời tham gia nghĩa vụ quân sự. Tôi thắc mắc con tôi đi nghĩa vụ quân sự sẽ thực hiện chức trách gì và sẽ được hưởng quyền lợi gì từ Nhà nước không? Xin Luật sư hãy làm rõ cho tôi hiểu quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay với bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ cụ thể quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự cũng như trả lời cho câu hỏi Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì. Mời bạn theo dõi đón đọc nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP
- Nghị định 27/2016/NĐ-CP
- Nghị định 61/2015/NĐ-CP
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Theo Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Và công dân:
– Trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định
– Không phân biệt về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú…
đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đối với công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được xem là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì và chế độ như thế nào?
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, Hạ sĩ quan, binh sĩ có các nghĩa vụ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế; bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; Bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân; Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực; nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu
Tuy vậy khi tham gia nghĩa vụ quân sự, quyền lợi được quy định cụ thể tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 27/2016/NĐ-CP.
Trong thời gian tại ngũ
* Được nghỉ phép hàng năm
– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về).
– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về).
– Được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
* Không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền:Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng.
* Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên.
Chế độ đối với thân nhân
Theo Điều 6 Nghị định 27/2016, thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp như sau:
– 3.000.000 đồng/suất/lần khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế;
– 500.000 đồng/người/lần khi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên, điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên;
– Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì thân nhân được trợ cấp mức được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.
– Miễn, giảm học phí đối với con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015.
Được hưởng phụ cấp hàng tháng
Phụ cấp quân hàm hiện được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp cụ thể như sau:
– Binh nhì có hệ số phụ cấp là 0,4 => hưởng mức phụ cấp 596.000 đồng/tháng
– Binh nhất có hệ số phụ cấp là 0,45 => hưởng mức phụ cấp 670.500 đồng/tháng
– Hạ sĩ có hệ số phụ cấp là 0,5 => hưởng mức phụ cấp 745.000 đồng/tháng
– Trung sĩ có hệ số phụ cấp là 0,6 => hưởng mức phụ cấp 894.000 đồng/tháng
– Thượng sĩ có hệ số phụ cấp là 0,7 => hưởng mức phụ cấp 1.043.000 đồng/tháng.
Khi người tham gia nghĩa vụ quân sự xuất ngũ
Được nhận các khoản trợ cấp
– Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
Phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; Phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
– Trợ cấp tạo việc làm: Mức trợ cấp bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.
– Khi xuất ngũ, được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú hoặc được cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.
Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.
Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.
Khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo (không áp dụng với trường hợp xuất ngũ trước thời hạn)
Mời bạn xem thêm:
- Luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp thôi việc mới năm 2022
- Thời gian tối đa bảo lưu bảo hiểm xã hội năm 2022?
- Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội một lần?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; cấp phép bay flycam hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, trích lục hộ khẩu cũ, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 16 Luật Nghĩa vụ quân sự, vào tháng 01 hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện về danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm cũng như các công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Sau đó, vào tháng 04, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân có trong danh sách trên để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định:
Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho các công dân cư trú tại địa phương
– Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở sẽ chịu trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức…
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”.
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 sửa đổi bởi Luật Dân quân tự vệ 2019, công dân được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ khi:
– Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên
– Dân quân thường trực có ít nhất 2 năm (24 tháng) phục vụ được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình
– Cán bộ, công viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo, phong quân hàm sĩ quan dự bị
– Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng (từ đủ 24 tháng trở lên)
– Công dân phục vụ ở tàu kiểm ngư (từ đủ 24 tháng trở lên)