Quan hệ hôn nhân là một quan hệ dân sự đặc biệt nhưng lại khá phổ biến ở mỗi quốc gia. Trong quá trình chung sống, với mục đích muốn phát triển kinh tế gia đình; cũng như do nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế thị trường, nên vợ và chồng cùng tiến hành thực hiện; xác lập các quan hệ dân sự ngày càng nhiều. Vậy Đại diện giữa vợ và chồng khi một bên mất năng lực hành vi dân sự được quy định như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Mất năng lực hành vi dân sự là gì?
Mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Theo đó, người mất năng lực hành vi dân sự là những người bị mắc các bệnh về tâm thần dẫn đến không thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Với tình trạng sức khỏe như vậy, họ không thể tham gia bất kỳ giao dịch dân sự nào. Vì thế, pháp luật quy định họ bắt buộc phải có người giám hộ để bảo vệ quyền và lợi ích của họ.
Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 24 BLDS năm 2015 như sau: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan; tổ chức hữu quan; Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện”.
Giám hộ là gì?
Giám hộ là việc cá nhân; pháp nhân được luật quy định; được Ủy ban nhân dân cấp xã cử; được Tòa án chỉ định hoặc được quy định theo pháp luật (gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ). (Theo khoản 1 Điều 43 BLDS năm 2015)
Điều kiện để một cá nhân được làm người giám hộ phải đảm bảo các yêu cấu tại Điều 49 BLDS năm 2015, đó là:
“Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền; nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng; sức khỏe; danh dự; nhân phẩm; tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”
Đại diện giữa vợ và chồng là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 thì:
“Đại diện là việc cá nhân; pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập; thực hiện giao dịch dân sự”
Từ quy định trên ta có thể suy ra đại diện giữa vợ và chồng được hiểu là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh và vì lợi ích của người còn lại xác lập; thực hiện giao dịch theo quy định của luật hôn nhân và gia đình; Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Đại diện giữa vợ và chồng khi một bên mất năng lực hành vi dân sự
Đại diện khi đủ điều kiện làm người giám hộ
Theo quy định Khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ 2014, trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ đương nhiên và ngược lại. Sở dĩ quy định như vậy là do bản chất của quan hệ hôn nhân; vợ và chồng là người có mối quan hệ gần gũi nhất; cùng tham gia vào các quan hệ giao dịch dân sự hoặc biết rõ về các giao dịch dân sự riêng của vợ hoặc chồng của mình xác lập.
Do đó thuận lợi trong việc quản lý; sử dụng tài sản chung vì lợi ích của vợ chồng và gia đình. Quy định này cũng tương xứng và phù hợp với quy định về người giám hộ đương nhiên tại Khoản 1 Điều 53 BLDS năm 2015:
“Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trong trường hợp một bên vợ; chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong BLDS, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Đối với quy định này So với Luật HN&GĐ năm 2000, Khoản 3 Điều 24 LHN&GĐ năm 2014 đã bổ sung thêm quy định mới xuất phát từ việc bảo vệ tốt nhất quyền; lợi ích hợp pháp của một bên vợ hoặc chồng bị mất NLHVDS.
Đại diện khi được Tòa án chỉ định làm người đại diện
Những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được tự xác lập; thực hiện giao dịch dân sự mà phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật; trừ trường hợp giao dịch đó nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bên kia sẽ là người đại diện nếu Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật; trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền; nghĩa vụ có liên quan.
Theo như quy định của Bộ luật dân luật dân sự thì việc xác lập; thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật; trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy đối với trường hợp người bị hạn chế năng lực mà Tòa án chỉ định vợ hoặc chồng làm người đại diện thì người bị hạn chế năng lực đó vẫn có thể tự mình thực hiện những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu của họ để phân biệt với trường hợp vợ; chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch phải thực hiện thông qua người đại diện.
Ý nghĩa của đại diện giữa vợ và chồng
Đại diện giữa vợ và chồng là công cụ pháp lý hữu hiệu để vợ; chồng có thể thực hiện được tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách linh hoạt nhất; hiệu quả nhất; đảm bảo các quyền; lợi ích hợp pháp của vợ; chồng và của gia đình.
Đại diện giữa vợ và chồng là cơ sở để bảo vệ lợi ích người thứ ba và làm cho họ yên tâm hơn khi tham gia giao dịch dân sự do một bên vợ; chồng thực hiện.
Việc quy định đại diện giữa vợ và chồng tạo sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế trong việc bảo đảm quyền của người phụ nữ trong mối quan hệ giữa vợ và chồng.
Giải quyết vấn đề
Quy định đại diện giữa vợ và chồng khi một bên mất năng lực hành vi dân sự vừa đảm bảo cuộc sống gia đình vừa đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện. Việc quy định trách nhiệm liên đới của vợ và chồng thể hiện sự gắn bó trong mối quan hệ cũng như trách nhiệm của hai bên vợ; chồng khi xây dựng một gia đình hạnh phúc.
ời bạn đọc xem thêm:
- Các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế
- Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định
- Có được từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Đại diện giữa vợ và chồng khi một bên mất năng lực hành vi dân sự Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
- Ly hôn thuận tình khi chồng ở nước ngoài có được không?
- Có được đơn phương ly hôn khi không thể liên lạc với chồng?
- Vợ chồng không hợp nhau có phải là căn cứ ly hôn không?
Câu hỏi liên quan
“1. Trong trường hợp vợ; chồng kinh doanh chung thì vợ; chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó; trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác
2. Trong trường hợp vợ; chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này”.
Khoản 1 Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.” Trong sở hữu chung theo phần; mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với một khối tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Tính chất đặc thù của sở hữu chung hợp nhất được quy định tại khoản 1 Điều 210 BLDS: “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó; phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.”