Chào Luật sư, tôi có nghe nói về thừa kế thế vị. Ví dụ như ông để lại tài sản cho cha mà cha mất thì cháu sẽ nhận được phần tài sản đó. Như vậy có đúng với thừa kế thế vị mà luật quy định chưa? Đặc điểm của thừa kế thế vị là gì theo quy định mới? Thủ tục nhận thừa kế thế vị có giống với thừa kế bình thường hay không? Có những gì cần lưu ý đối với thừa kế thế vị? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này. Đặc điểm của thừa kế thế vị là gì theo quy định mới? Để giải đáp thắc mắc của bạn, Luật sư X xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Thừa kế thế vị là gì?
Trước hết, cần phải hiểu thừa kế chính là việc tài sản thuộc sở hữu của người chết được giao lại cho những người còn sống qua sự định đoạt của chính họ bằng di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Người còn sống để hưởng di sản thừa kế được xác định:
– Còn sống tại thời điểm người đó chết
– Người thành thai trước khi người đó chết, sau khi sinh ra còn sống.
Như vậy, theo quy định này, có thể xác định người thừa kế của người chết nếu chết trước hoặc cùng lúc với người đó thì về nguyên tắc sẽ mất quyền hưởng di sản, vì họ không còn là “người còn sống”. Tuy nhiên, nếu như người này là con của người để lại di sản thừa kế thì quyền của họ vẫn sẽ được duy trì nếu như vào thời điểm người này chết, họ đang có con hoặc cháu nội, ngoại (nếu con cũng đã chết) bởi lúc này những người con hoặc cháu nội, ngoại đó của họ sẽ thế vị để hưởng phần di sản mà họ đáng lẽ được hưởng nếu còn sống (Theo Điều 619 Bộ luật dân sự 2015).
Từ đó, có thể hiểu, thừa kế thế vị chính là việc phần di sản mà người con chết trước hoặc cùng lúc với bố hoặc mẹ sẽ được hưởng nếu còn sống được chuyển giao cho các con hoặc cháu nội, ngoại (nếu như không có con còn sống) của người con đã chết đó.
Điều kiện hưởng thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị thực chất là mối quan hệ giữa người được thế vị (người con của người chết để lại di sản) và người thế vị (cháu, chắt của người chết để lại di sản thừa kế) đối với tài sản mà của người chết để lại. Do đó, trường hợp thừa kế thế vị sẽ phát sinh khi có các điều kiện sau:
– Người được thế vị phải là người con có đủ điều kiện hưởng thừa kế của người đã chết: Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, con đẻ, con nuôi là một trong nhưng đối tượng được ưu tiên đầu tiên hưởng thừa kế. Tuy nhiên, luật cũng quy định một số trường hợp họ không được quyền hưởng di sản tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, do đó nếu người con đã chết cùng lúc với bố, mẹ thuộc những trường hợp này thì những người thế vị của họ cũng sẽ không được hưởng di sản thừa kế, cụ thể đó là các trường hợp sau:
+ Ngược đãi, hành hạ, làm người để lại di sản bị chết hoặc tổn hại sức khỏe hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự đã bị kết án.
+ Không thực hiện việc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản đúng với nghĩa vụ mà người con phải thực hiện.
+ Cố ý thực hiện hành vi nhằm giết người thừa kế khác để hưởng di sản.
+ Có những hành vi làm cho người để lại di chúc không lập được di chúc hoặc làm di chúc không đúng ý chí của người để lại di sản nhằm hưởng di sản của họ.
Đặc điểm của thừa kế thế vị là gì theo quy định mới?
Thứ nhất: Thừa kế kế vị áp dụng trong trường hợp cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà để lại. Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.
Như vậy, nếu như cha hoặc mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với ông hoặc bà thì con sẽ thay thế vị trí của cha, mẹ để thừa kế từ di sản mà ông, bà để lại đối với phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống.
Thứ hai: chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ.
Điều 652 Bộ luật dân sự quy định 2015: “Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Hồ sơ khai nhận hưởng thừa kế thế vị gồm những gì?
Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị gồm:
– Hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế:
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người
+ Hộ khẩu
+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân
+ Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);
+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế.
+ Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ
– Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế:
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản (hoặc) giấy báo tử (hoặc) bản án tuyên bố đã chết
+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân
+ Di chúc
Mời bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện đăng ký doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
- Hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở công ty, doanh nghiệp
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đặc điểm của thừa kế thế vị là gì theo quy định mới?″. Nếu quý khách có nhu cầu thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 656 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc họp mặt những người thừa kế như sau:
“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.”
Trong hàng thừa kế thứ nhất, người thừa kế thế vị được hưởng di sản chỉ có thể là cháu hoặc chắt. Tức là sự thế vị chỉ áp dụng cho đối tượng thuộc trực hệ đến đời thứ ba với điều kiện cháu phải sống vào thời điểm ông bà chết mới là người thừa kế thế vị tài sản của ông bà, chắt phải sống vào thời điểm cụ chết mới là người thừa kế thế vị.
Giấy tờ về tài sản, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản
Giấy chứng tử của người để lại di sản và con của người để lại di sản
Giấy khai sinh của người nhận thừa kế thế vị để chứng minh quan hệ (cha, mẹ, con..)