Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Hành Chính

Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì?

Hoài Thu by Hoài Thu
Tháng Năm 19, 2022
in Luật Hành Chính
0
Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là gì?

Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là gì?

319
SHARES
2.5k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sơ đồ bài viết

  1. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì?
  2. Điều kiện để trở thành công chức Hộ tịch – Tư pháp
  3. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã
  4. Câu hỏi thường gặp

Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, được ví là “cầu nối” đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân. Đây là bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, chịu sự lãnh đạo về chuyên môn của các cơ quan Tư pháp cấp trên, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống của nhân dân, tham mưu với chính quyền trong công tác quản lý địa phương, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Để tìm hiểu rõ hơn về công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, hãy tham khảo bài viết: Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì? của Luật sư X

Căn cứ pháp lý

  • Luật hộ tịch 2014
  • Nghị định số 112/2011/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ mất theo quy định pháp luật hiện nay

Sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để làm thủ tục đăng ký giám hộ

Xử phạt hành chính kinh doanh trái phép như thế nào?

Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì?

Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Tư pháp.

Điều kiện để trở thành công chức Hộ tịch – Tư pháp

Tiêu chuẩn chung

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP  quy định thì người làm công chức Tư pháp -hộ tịch cần có những tiêu chuẩn chung như sau:

-Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

– Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

-Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

– Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

Ngoài ra căn cứ theo điều 1 Thông tư 13/2019/ Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tư pháp-hộ tịch cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau

Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Tiêu chuẩn riêng

Căn cứ vào khoản 2, Điều 72, Luật hộ tịch 2014 quy định về tiêu chuẩn tuyển dụng công chức làm công tác hộ tịch như sau:

“2. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;

b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.

Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.

3.Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

  Như vậy, theo quy định trên thì Đối với công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có:

  • Trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
  • Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là gì?
Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì?

Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã

Căn cứ vào khoản 6 điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tư pháp-hộ tịch sẽ có những nhiệm vụ như sau:

  • Công chức Hộ tịch- tư pháp giúp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cụ thể công chức Tư pháp-hộ tịch có trách nhiệm tham mưu cho UBND ban hành tất cả các loại văn bản liên quan đến quản lý nhà nước tại địa phương, vận dụng kiến thức pháp luật để  không bị chồng chéo và có tính thực thi cao hoặc đưa ra những văn bản quyết định xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền, đúng hành vi, tránh sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân góp phần ổn định chính trị – xã hội ở địa phương
  • Công chức Hộ tịch- tư pháp phải trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;

Tổ chức tiến hành hẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Ví dụ như: tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng nghe, giải thích, phân tích từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn, đồng thời thực hiện kỹ năng vận dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo UBND thực hiện công tác và thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo dài

Ngoài ra, công chức Tư pháp – Hộ tịch còn phối hợp với cơ quan khác như Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án Hình sự, tổ chức hành nghề công chứng, để tống đạt các văn bản giấy tờ của đương sự, quản lý hồ sơ án treo tại địa phương, cải tạo không giam giữ, giáo dục trẻ dưới vị thành niên…

Mời bạn xem thêm:

  • Công chức và viên chức khác nhau như thế nào? So sánh 2 bộ ngành này chi tiết
  • Phụ cấp thâm niên trong doanh nghiệp – Quy định và cách tính như thế nào?
  • Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu lấy giấy chứng nhận độc thân; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Công chức tư pháp – hộ tịch có yêu cầu bằng đại học?

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;…”

Lương công chức hộ tịch – tư pháp được tính như thế nào?

Cụ thể, công thức tính lương của công chức hộ tịch – tư pháp vẫn áp dụng:
Mức lương = Hệ số x Lương cơ sở

Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã do cơ quan nào lãnh đạo?

Về mặt quản lý Nhà nước, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, phường là bộ phận chuyên môn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, đồng thời chịu sự lãnh đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan Tư pháp cấp trên.

Đánh giá bài viết
Tags: Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là gì?Công chức tư pháp - hộ tịch là gì?Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã

Mới nhất

Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ mất theo quy định pháp luật hiện nay

Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ mất theo quy định pháp luật hiện nay

by DangNgocHa
Tháng Sáu 18, 2022
0

Hộ gia đình là những người cùng huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng liên kết với nhau. Mỗi hộ gia...

Sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để làm thủ tục đăng ký giám hộ

Sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để làm thủ tục đăng ký giám hộ

by Thanh Loan
Tháng Sáu 21, 2022
0

Sử dụng giấy tờ tùy thân giả để làm thủ tục đăng ký giám hộ có phạm tội không? Sử...

Xử phạt hành chính kinh doanh trái phép

Xử phạt hành chính kinh doanh trái phép như thế nào?

by Thanh Hà
Tháng Sáu 15, 2022
0

"Vừa qua công ty A có nhập lậu một lô hàng bánh kẹo không có giấy phép rõ ràng. Tuy...

Hàng xóm làm ồn phải làm sao

Hàng xóm làm ồn phải làm sao?

by Thanh Hà
Tháng Sáu 13, 2022
0

Hiện nay, trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng trực...

Next Post
Phẩm chất đạo đức của công chức tư pháp - hộ tịch

Phẩm chất đạo đức của công chức tư pháp - hộ tịch

Công việc của tư pháp - hộ tịch xã là gì?

Công việc của tư pháp - hộ tịch xã là gì?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trending News

Phụ lục hợp đồng xây dựng

Phụ lục hợp đồng xây dựng năm 2022

Tháng Bảy 3, 2022
Tra cứu số thẻ căn cước công dân online

Tra cứu số thẻ căn cước công dân online

Tháng Năm 7, 2022
Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch sau khi đi thực tế mới nhất năm 2022

Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch sau khi đi thực tế năm 2022

Tháng Ba 2, 2022

Chúng tôi là ai

Luật Sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của thân chủ là mong muốn của Luật sư X.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 45/32 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh

– VP Đà NẴNG: 17 Mẹ Thứ, Hoà Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.