Việc tham gia bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia quan hệ lao động. Việc công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động trong quá trình người lao động làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động.
Với việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thông qua đơn vị sử dụng lao động, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,… nếu đủ điều kiện. Vậy nếu công ty nợ BHXH giải quyết chế độ cho nhân viên thế nào? Các chế độ của người lao động giải quyết ra sao? Để giải đáp tất cả các câu hỏi này hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là gì?
Bảo hiểm xã hội (viết tắt: BHXH) là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.
Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay có 2 loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là BHXH do Nhà nước tổ chức; và bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. BHXH bắt buộc bao gồm; các chế độ: Thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là loại hình BHXH; do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn phương thức và mức đóng phù hợp với; thu nhập của mình. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia đóng tiền BHXH; để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Các quyền lợi khi tham gia BHXH?
Khi tham gia BHXH, người tham gia được hưởng những quyền lợi sau:
- Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
- Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ khi đến tuổi về hưu.
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: Đang hưởng; lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hay trợ cấp ốm đau.
- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động; và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
- Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng; và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
- Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
Doanh nghiệp được nợ tiền BHXH trong bao lâu?
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH, người sử dụng lao động hằng tháng phải đóng BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của người lao động với các tỷ lệ như sau:
Cũng theo Điều 7 Quyết định 595, được sửa bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, nếu lựa chọn phương thức đóng hằng tháng thì chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động phải đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp chọn đóng 01 tháng hoặc 06 tháng thì doanh nghiệp phải đóng BHXH chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng đó.
Nếu chậm đóng BHXH so với thời hạn kể trên, doanh nghiệp sẽ vi phạm; vào một trong những điều cấm tại khoản 3 Điều 17 Luật BHXH năm 2014. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo khoản 3 Điều 122 Luật này như sau:
3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2; và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền; chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần; mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian; chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín; dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, doanh nghiệp được phép nợ BHXH đến dưới 30 ngày. Nếu chậm nộp BHXH từ 30 ngày trở lên thì sẽ; phải nộp đủ số tiền chưa đóng và nộp thêm số tiền lãi cho Qũy BHXH, đồng thời; còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật liên quan.
Công ty nợ BHXH ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người lao động?
Việc đóng BHXH là cơ sở để cơ quan BHXH ghi nhận quá trình đóng BHXH của người lao động. Từ đó làm căn cứ để giải quyết các chế độ đối với người lao động đủ điều kiện hưởng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chậm đóng BHXH, các quyền lợi về BHXH; của người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể:
Nợ tiền BHXH từ 30 ngày trở lên, thẻ BHYT sẽ bị khóa
Khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định số 595/QĐ-BHXH đã quy định:
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung.
Theo đó, người sử dụng lao động có thể nợ tiền BHYT đến 30 ngày. Đồng thời, căn cứ khoản 9 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế tương ứng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định.
Do đó, nếu doanh nghiệp nợ tiền BHYT từ 30 ngày trở lên thì thẻ BHYT của người lao động sẽ hết giá trị sử dụng. Khi đó, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi về BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Thay vào đó, doanh nghiệp nợ tiền BHYT có trách nhiệm hoàn trả; toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế; mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT (điểm b khoản 3 Điều 49 Luật BHYT; năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014).
Đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, yêu cầu công ty đóng bù
Về nguyên tắc, hầu hết các quyền lợi về BHXH của người lao động đều yêu cầu về thời gian đóng BHXH nhất định. Do đó, nếu nợ tiền BHXH sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ này của người lao động.
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong trường hợp này, khoản 72 Điều 1; Quyết định 505/QĐ-BHXH đã quy định:
1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH có thể yêu cầu công ty đóng đủ các khoản BHXH để cơ quan BHXH giải quyết kịp thời các quyền lợi cho mình. Nếu công ty không đóng, người lao động sẽ không được hưởng các quyền lợi chính đáng về BHXH.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “ Công ty nợ BHXH giải quyết chế độ cho nhân viên thế nào”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cấp phép bay flycam giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì:
– Tỷ lệ hưởng lương hưu: Mức tối đa là 75%. Trong đó:
+ Lao động nữ nghỉ hưu vào năm 2022 trở đi: 45% tương ứng với 15; năm đóng BHXH tự nguyện, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH; tự nguyện thì tính thêm 2%.
+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2022; trở đi: 45% tương ứng với 20 năm; đóng BHXH tự nguyện, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH; tự nguyện thì tính thêm 2%.
– Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: tính bằng bình quân; các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
Theo quy định tại Điều 219, Bộ luật lao động 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động phải đáp ứng điều kiện đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đồng thời đảm bảo độ tuổi nghỉ hưu theo quy định để được hưởng lương hưu. Với điều kiện này nhiều người lao động rất khó có thể được hưởng lương hưu khi về già.
Khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ:
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất. Với các chế độ này, người tham gia có thể đảm bảo cuộc sống cho mình khi không thể tiếp tục làm việc.
Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi do không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
Tuy nhiên, nếu muốn nhận lương hưu khi về già để có chỗ dựa kinh tế, người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện.