Trong cuộc sống ngày nay; đặc biệt qua đợt dịch thì Bảo hiểm y tế ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người. Loại bảo hiểm này hỗ trợ được phần lớn chi phí khám và điều trị bệnh. Bảo hiểm đóng vai trọ hết sức to lớn, bảo hiểm y tế còn hỗ trợ phần lớn cho việc khám thai định kỳ và sinh đẻ.
Hiện nay, có những công ty qua các bài báo có các hành vi quỵt hoặc nợ tiền bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người lao động. Vậy, trách nhiệm của công ty như thế nào khi nợ tiền bảo hiểm xã hội? Công ty nợ bảo hiểm có được hưởng thai sản không? Để trả lời cho những thắc mắc này. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Bảo hiểm y tế còn gọi là bảo hiểm sức khỏe, là một trong những; hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà người mua bảo hiểm sẽ được; cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng; như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Bảo hiểm y tế được thực hiện không vì mục đích; lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của; Luật bảo hiểm y tế. Thường thì các tổ chức Y tế công lập sẽ buộc phải tham gia để có thể; giúp người dân chăm sóc sức khỏe tốt nhất còn đối với các cơ quan y tế tư sẽ được khuyến khích tham gia không ép buộc.
Bảo hiểm y tế nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Khi ốm đau, bệnh tật, khi xảy ra các sự cố, tai nạn ngoài ý muốn BHYT hỗ trợ đắc lực giúp chi trả một phần hoặc toàn bộ viện phí để bạn được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Bảo hiểm y tế ở nước ta do nhà nước cung cấp và không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội được quy định bởi Luật Bảo hiểm y tế vì vậy người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định.
Điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản
Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối tượng hưởng chế độ thai sản là người lao động (NLĐ) thuộc một trong các trường hợp:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
d) Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
đ) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
e) Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
Người lao động thuộc các trường hợp trên phải tham gia BHXH; như sau thì được hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng BHXH; từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động quy định tại điểm b đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Căn cứ theo quy định trên, trường hợp bạn Ngân Anh đáp ứng điều kiện đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh (hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng đối với trường hợp đặc biệt) thì bạn sẽ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản khi sinh.
Công ty nợ đóng bảo hiểm có được hưởng thai sản không?
Vấn đề để NLĐ được hưởng trợ cấp thai sản:
Công ty nợ đóng BHXH sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thai sản của người lao động. Có 2 trường hợp xảy ra đối với việc công ty nợ đóng bảo hiểm gồm:
- Công ty nợ đóng BHXH của bạn ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên; bạn vẫn đủ điều kiện đóng BHXH (Đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng; hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng đối với trường hợp đặc biệt trước khi sinh); thì vẫn được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh.
- Công ty nợ đóng BHXH của bạn ở thời điểm hiện tại; nhưng bạn không đóng BHXH đủ điều kiện hưởng (Đóng BHXH; đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng; hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng đối với trường hợp đặc biệt trước khi sinh); thì không được trợ cấp thai sản.
Căn cứ pháp lý xét nợ tiền bảo hiểm được hưởng trợ cấp thai sản không:
Căn cứ theo quy định tại Mục 3, Công văn 856/LĐTBXH-BHXH; năm 2013 về một số vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ BHXH như sau:
“3. Đối với các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội thì cho phép doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội và chốt sổ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định.”.
Theo công văn trên nếu công ty nợ tiền đóng BHXH nếu thực sự gặp khó khăn; thì có thể đóng cho những người đủ điều kiện hưởng các chế độ bảo hiểm; để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Như vậy, người lao động cần nắm được thời gian công ty nợ tiền BHXH; cụ thể là bao lâu và thời gian tham gia BHXH của cá nhân. Dựa trên những căn cứ; đó người lao động mới biết được chính xác việc mình có được hưởng trợ cấp thai sản hay không.
Trong trường hợp phải tính cả thời gian công ty nợ đóng BHXH; bạn mới đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản thì bạn có thể yêu cầu công ty ưu tiên thực hiện đóng bảo hiểm; cho mình để được nhận trợ cấp thai sản trong thời gian sớm nhất. Hoặc bạn phải đợi công ty đóng hết; khoản nợ bảo hiểm xã hội để được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật.
Quyền lợi khi tham gia BHYT nếu người mẹ tham gia BHYT
Sinh con tại cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đúng tuyến.
Dựa vào mã số thẻ BHYT của từng cá nhân mà có mức hưởng khác nhau, cụ thể:
– Số 1: 100% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT; và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán.
– Số 2: 100% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT; (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật) ; Chi phí vận chuyển từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc; khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
– Số 3: 95% chi phí sinh con thuộc phạm vi; chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật); 100%; chi phí nếu sinh con tại tuyến xã mà tổng chi phí đó thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.
– Số 4: 80% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT; (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật); 100% chi phí khi sinh con ở tuyến xã.
– Số 5: 100% chi phí sinh con, kể cả chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT, chi phí vận chuyển.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Công ty nợ bảo hiểm có được hưởng thai sản không ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty mới thành lập giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp
Việc tham gia bảo hiểm là trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia quan hệ lao động. Việc công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động trong quá trình người lao động làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động.
Việc người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay đủ điều kiện hưởng chế độ thất nghiệp nhưng do bên công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động nên cơ quan bảo hiểm trả lời người lao động chưa được hưởng hai chế độ trên. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động có thể liên hệ với công ty để công ty có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm để xác nhận thông tin tham gia bảo hiểm cho người lao động để họ có thể hưởng các quyền lợi của mình.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này”.
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
…
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.