Một trong những mục đích lớn nhất của lao động đó là tạo ra thu nhập. Có thể nói, thu nhập là nền tảng và là cơ sở để người lao động có thể duy trì cuộc sống; đồng thời gắn bó với công việc. Để tạo ra năng xuất công việc cao hơn trong rất nhiều ngành nghề; thì một trong những biện pháp rất hay được các doanh nghiệp áp dụng với người lao động; đó là việc đặt ra chỉ tiêu hay KPI trong công việc. Tuy nhiên, có một thực tế xảy ra mà không ít người lao động gặp phải đó là trường hợp Công ty không trả lương khi người lao động không đạt KPI liệu việc này có đúng không ? Để hiểu hơn về vấn đề này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
KPI được hiểu là gì ?
KPI là từ viết tắt của tiếng anh Key Performance Indicator; là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc; được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động; của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp cá nhân. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có các chỉ số KPI; khác nhau để đánh giá hiệu quả làm việc một cách khách quan của mỗi bộ phận đó.
Trên thực tế, việc áp dụng KPI giúp cho người lao động đạt năng suất công việc được tốt hơn. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có không ít trường hợp; người lao động vì những lý do nhất định mà không thể hoàn thành KPI. Vậy, lúc này phía công ty có được thỏa thuận không trả lương khi người lao động không đạt KPI hay không ?
Có thể bạn quan tâm
Công ty không trả lương khi người lao động không đạt KPI có đúng ?
Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2019; quy định về tiền lương của ngươi lao động như sau:
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động; theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh; phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Theo quy định trên, thì giữa người lao động và người sử dụng lao động; có quyền thỏa thuận về mức lương giữa các bên trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, không phải việc thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng lao động; cũng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Trong đó, tại điều 90, 91 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động phải được hưởng mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia định họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định Người lao động có quyền hưởng lương phù hợp; với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
Từ các quy định trên. ta có thể thấy, người lao động cũng hoàn toàn có thể bị mất lương; khi không hoàn thành KPI. Tuy nhiên, việc công ty không trả lương khi người lao động không hoàn thành KPI là hoàn toàn trái luật. Trong trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc không trả lương khi; không hoàn thành KPI thì thỏa thuận này được xem là vô hiệu.
không trả lương khi người lao động không đạt KPI bị xử lý thế nào ?
Việc công ty không trả lương khi người lao động không đạt KPI có ảnh hưởng rất lớn đến; cuộc sống và khả năng gắn bó với doanh nghiệp lâu dài của người lao động. Hành vi này, cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 3 điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ- CP; quy định Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc… như sau:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Việc người lao động không hoàn thành KPI sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động của công ty. Tuy nhiên, không thể thể vì như vậy mà không trả lương cho người lao động. Trong trường hợp xét thấy người lao động không hoàn thành KPI , nếu có đủ điều kiện người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức kỷ luật lao động như khiển trách, hay hạ bậc lương hoặc thậm chí thực hiện thủ tục sa thải nếu đáp ứng các điều kiện đề ra.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Công ty không trả lương khi người lao động không đạt KPI có đúng ?” giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Trường hợp doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả (lương ngừng việc) của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục vay vốn để trả lương ngừng việc theo điểm 11 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 hoặc lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để thống nhất thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019.
Căn cứ điều 26 bộ luật lao động; mức lương người lao động thử việc ít nhất bằng 85% mức lương của công việc ứng tuyển; không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ điều 24 bộ luật lao động 2019; quy định của luật về nội dung hợp đồng thử việc sẽ không bao gồm nội dung đóng bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng thử việc.