Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vương Khải, hiện tôi vừa mở một doanh nghiệp về may mặc. Sắp tới cũng là dịp Tết Nguyên Đán nên nhu cầu mua quần áo rất cao, chính vì vậy tôi dự định sẽ tăng ca cho nhân viên. Tuy nhiên đây cũng là lần đầu tôi thực hiện việc này nên còn nhiều bỡ ngỡ, không biết nên tăng ca khoảng bao nhiêu giờ sao cho hợp lí nhất. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi công thức tính giờ tăng ca như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Công thức tính giờ tăng ca như thế nào?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
Tăng ca là gì?
Tăng ca hay làm thêm giờ là việc công nhân, người lao động thực hiện công việc được giao nhiều hơn khoảng thời gian làm việc cố định trong ca/ ngày (thường là 8h).
Luật cho phép doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tăng ca khi cần nhưng có quy định và giới hạn thời gian phù hợp. Cụ thể: việc tăng ca cần được thỏa thuận và người lao động đồng ý làm việc tăng ca – thời gian tăng ca 1 ngày không được quá 50% số giờ làm việc của ca/ ngày cố định, không quá 30 giờ/ tháng và 200 giờ/ năm – người lao động cần được bố trí thời gian nghỉ bù sau mỗi đợt tăng ca liên tục.
Quy định pháp luật về tiền lương tăng ca như thế nào?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 55, Điều 56, Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, làm thêm giờ người lao động sẽ được trả thêm lương như điều khoản nêu trên.
Công thức tính giờ tăng ca cho doanh nghiệp như thế nào?
Thông thường, các doanh nghiệp tính giờ tăng ca, làm thêm dựa trên số thời gian làm việc thực tế được máy chấm công ghi nhận. Các dữ liệu thời gian ra vào ca làm việc sẽ được máy chấm công tổng hợp và gửi về phần mềm máy tính. Đồng thời nhân sự sẽ bổ sung các đơn xin nghỉ phép, đơn xin đi muộn, về sớm của nhân viên để làm căn cứ tính giờ tăng ca.
Công thức tính giờ tăng ca cụ thể:
Số giờ tăng ca = Tổng thời gian tăng ca thực tế – Số thời gian nghỉ phép
Trong đó:
- Tổng thời gian tăng ca thực tế được tính theo tuần, theo tháng với đơn vị thời gian là giờ và phút.
- Số thời gian nghỉ phép căn cứ vào đơn xin nghỉ phép và quy định của từng doanh nghiệp
Người lao động từ chối tăng ca thì có bị đuổi việc không?
Căn cứ tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau
“Điều 107. Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Do đó, phải được sự đồng ý của người lao động thì người sử dụng lao động mới có quyền yêu cầu tăng ca. Vì vậy, công ty không có căn cứ đuổi việc người lao động trong trường hợp này.
Tuy nhiên, trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động 2019 có trường hợp đặc biệt như sau:
“Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.”
Như vậy, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động tăng ca như điều khoản trên nếu việc tăng ca nhằm phục vụ cho các công việc cấp bách theo quy định và công việc không có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.
Trường hợp tăng ca theo yêu cầu đặc biệt nhưng bạn không thực hiện sẽ được giải quyết theo nội quy và quy định về kỷ luật của công ty. Bạn tìm hiểu thêm để biết thông tin chi tiết.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật lao động Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Công thức tính giờ tăng ca như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về xác minh tình trạng hôn nhân,… chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Quy định về bữa ăn tăng ca như thế nào?
- Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có phải tăng ca hay không?
- Tăng ca vào ngày 30/4 và 01/5 thì NLĐ có được tăng lương không?
Câu hỏi thường gặp
Luật quy định lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương liên quan. Tuy nhiên, tiền tăng ca không phải là khoản trả thường xuyên, không được xác định mức cụ thể hàng tháng vì tùy thuộc vào tình hình thực tế và nhu cầu công việc cũng như số giờ làm thêm (nếu có) của NLĐ. Do đó, mức thu nhập này sẽ không phải đóng BHXH.
Các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sản xuất ít nhiều đều tổ chức tăng ca, yêu cầu hoặc đề nghị người lao động làm quá thời gian cố định (có thỏa thuận) khi:
– Đơn hàng nhiều vào các dịp lễ Tết, mùa cao điểm;
– Đơn hàng cận ngày giao nhưng vẫn chưa hoàn tất, hoặc yêu cầu giao gấp trong khi thời gian nhận ngắn;
– Việc phát sinh cần thực hiện ngoài giờ, như kiểm kho, kiểm kê vật tư, cơ sở vật chất định kỳ…
– Việc nhiều trong khi nhân công ít, doanh nghiệp lại không có chính sách tuyển thêm người hoặc có nhưng chưa tuyển được, tuyển chưa đủ;
– …
Thông thường, công nhân làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu như may mặc, da giày, chế biến thực phẩm… thường phải tăng ca những ngày cận Tết; trong khi đặc thù công việc khiến nhân viên khách sạn, nhà hàng, du lịch và một số ngành dịch vụ khác lại buộc phải làm thêm giờ những ngày lễ lớn, lễ đầu năm.
Người lao động có quyền từ chối tăng ca trong bất kỳ trường hợp nào mà không cần lý do. Đặc biệt khi yêu cầu làm tăng ca ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Tuy vậy, cũng sẽ có một số trường hợp không được quyền từ chối tăng ca được quy định theo pháp luật như sau:
+ Yêu cầu tăng ca được thực hiện với mục đích bảo vệ tính mạng con người, tài sản cho tổ chức, cơ quan, cá nhân trong quá trình công tác phòng – ngừa – khắc phục hậu quả do hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh,…
+ Các trường hợp theo lệnh động viên, huy động của tổ chức có thẩm quyền để đảm bảo nhiệm vụ liên quan đến an ninh, quốc phòng.
+ ….