Công chứng CMND là một thủ tục đơn giản và thường không mất nhiều thời gian để công chứng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc “Công chứng CMND có cần bản gốc không? Hãy để Luật sư X giải đáp thắc mắc này nhé!
Công chứng CMND có cần bản gốc không?
Bản chất của công chứng là xác thực sự chính xác, tránh giả mạo giấy tờ. Chính vì vậy theo luật công chứng thì chắc chắn khi công chứng tất cả mọi loại tài liệu giấy tờ thì đều cần có bản gốc. Việc công chứng CMND không cần bản gốc chỉ là lách luật của các đơn vị làm dịch vụ công chứng.
Công chứng CMND ở đâu nhanh nhất?
Công chứng CMND là một thủ tục rất đơn giản chỉ vì giấy tờ chỉ có ít trang. Chính vì vậy công chứng nhanh hay chậm tùy thuộc vào đơn vị thực hiện công chứng.
Thường thì công chứng CMND, Căn cước công dân ở các cơ quan nhà nước sẽ lâu hơn so với công chứng tại các văn phòng công chứng. Tuy nhiên nếu đơn vị nhận hồ sơ giấy tờ của bạn yêu cầu phải công chứng tư pháp thì cần công chứng tại các cơ quan nhà nước.
Như vậy để có thể công chứng CMND, CCCD một cách nhanh nhất thì nên làm tại các văn phòng công chứng tư nhân. Để tìm được địa chỉ văn phòng công chứng vui lòng tìm từ khóa “Văn phòng công chứng và Địa chỉ của bạn”. Ví dụ: Văn phòng công chứng ở Hà Nội, văn phòng công chứng ở tp HCM…
Dịch thuật công chứng CMND ở đâu?
Nếu bạn muốn dịch thuật và công chứng chứng minh nhân dân, căn cước công dân thì có thể làm ở các văn phòng công chứng tư nhân hoặc phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện ở địa phương của bạn. Tuy nhiên với CMND, CCCD dịch thuật ra tiếng nước ngoài thì không công chứng được tại phòng công chứng các phường, xã.
Bản dịch sang tiếng nước ngoài của CMND, CCCD cần được công chứng tại các văn phòng công chứng hay phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện. Các công ty dịch thuật có nhận làm dịch vụ dịch thuật công chứng trọn gói có thể lấy ngay trong ngày.
Công chứng ở đâu?
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng.
- Văn phòng công chứng: chỉ được thành lập mới ở những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được văn phòng công chứng. Phòng công chứng sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, có con dấu, có tài khoản riêng.
- Phòng tư pháp: Căn cứ theo nhu cầu công chứng ở địa phương thì Sở Tư pháp sẽ chủ trì phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính, sở nội vụ để xây dựng đề án thành lập phòng công chứng và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.
Thủ tục đi công chứng
Theo Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định về thủ tục công chứng với hợp đồng, giao dịch đã được soạn sẵn như sau:
- Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.
- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
- Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công chứng CMND có cần bản gốc không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định của Luật Công chứng hiện nay thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng.
– Văn phòng công chứng: chỉ được thành lập mới ở những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được văn phòng công chứng. Phòng công chứng sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, có con dấu, có tài khoản riêng.
– Phòng tư pháp: Căn cứ theo nhu cầu công chứng ở địa phương thì Sở Tư pháp sẽ chủ trì phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính, sở nội vụ để xây dựng đề án thành lập phòng công chứng và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.