Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ phấn đấu để được là công chức nhà nước; bởi tính ổn định. Tuy nhiên, khi vì một số lý do cá nhân, muốn được thoải mái thời gian; hay muốn ra kinh doanh thử sức với nhiều lĩnh vực mới,… Do đó mà vẫn có nhiều trường hợp công chức xin thôi việc theo nguyện vọng. Vậy pháp luật có cho phép công chức nghỉ việc theo nguyện vọng không? Hãy Cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé
Căn cứ pháp lý
Luật cán bộ, công chức 2008, sửa đổi bổ sung 2019
Nội dung tư vấn
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng
Căn cứ vào quy định tại Điều 59 Luật cán bộ, công chức; thì công chức có thể thôi việc theo nguyện vọng; và bắt buộc phải có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Điều 59. Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Như vậy, Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng là có thể; theo từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp công chức là quản lý, lãnh đạo, Điều 54 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ; công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức trong các trường hợp: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ; Vì lý do khác.
Sau khi từ chức, công chức lãnh đạo, quản lý được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn; nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc. Tuy nhiên, nếu chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý; thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đơn xin thôi việc đối với công chức
Theo khảo 2 Điều 59 Luật cá bộ, công chức quy định:
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu muốn xin thôi việc theo nguyện vọng; thì công chức phải làm đơn xin thôi việc gửi cơ quan của mình. Luật sư X mời bạn tham khảo mẫu Đơn xin thôi việc đối với công chức của chúng tôi
Công chức xin thôi việc được hưởng chế độ gì?
Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định như sau:
Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng; gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 1 tháng lương hiện hưởng
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành; cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức
Thủ tục xin thôi việc theo nguyện vọng của công chức
Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP; quy định về thôi việc công chức quy định về thủ tục giải quyết thôi việc như sau:
“1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
a) Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Các lý do không giải quyết thôi việc:
Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái; đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan; tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Dựa vào quy định trên. Thủ tục giải quyết thôi việc đối với công chức thôi việc theo nguyện vọng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, công chức có mong muốn thôi việc theo nguyện vọng phải thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc; thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản
Cán bộ công chức có nguyện vọng xin thôi việc; cần nộp hồ sơ đến phòng Tổ chức cán bộ trước ngày xin nghỉ việc 30 ngày; đối với Hợp đồng xác định thời hạn dưới 36 tháng; và 45 ngày đối với biên chế và hợp đồng không xác định thời hạn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu quy hoạch xây dựng,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để xin thôi việc theo nguyện vọng trước tiên công chức cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm có:
– Đơn xin nghỉ việc có ý kiến của đơn vị theo mẫu đơn xin thôi việc theo nguyện vọng có sẵn;
– Hoàn trả lại thẻ bảo hiểm y tế và thẻ cán bộ.
Tại điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP; quy định về các lý do không giải quyết thôi việc như sau
– Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
– Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.
Theo đó đang trong quá trình luân chuyển công tác sẽ không được xin thôi việc theo nguyện vong