Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết công chức có được làm cổ đông sáng lập không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vì là một người làm trong lĩnh vực Nhà nước cho nên Công chức tại Việt Nam sẽ bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ, chức danh nhất định trong xã hội. Mục đích cho vấn đề này là để góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Vậy trong thành lập doanh nghệp, công ty tại Việt Nam thì sao; công chức có được thành lập doanh nghiệp hay công ty hay không? Công chức có được làm cổ đông sáng lập không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc công chức có được làm cổ đông sáng lập không?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Cán bộ, công chức 2008 sđ bs năm 2019
Công chức là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2008 sđ bs năm 2019 thì công chức được quy định như sau:
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Những điều công chức không được làm
Theo quy định từ Điều 18 đến Điều 20 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sđ bs năm 2019 thì công chức không được những hành vi như sau:
– Những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
– Những việc công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước:
- Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
- Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều19.
– Những việc khác công chức không được làm:
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật Cán bộ, công chức, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Quy định về đạo đức và văn hoá của công chức tại Việt Nam
Theo quy định từ Điều 15 đến Điều 17 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sđ bs năm 2019 thì công chức được quy định như sau:
– Về mặt đạo đức của công chức:
Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.
– Về văn hóa giao tiếp ở công sở:
- Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
- Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
– Về văn hóa giao tiếp với Nhân dân:
- Cán bộ, công chức phải gần gũi với Nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho Nhân dân khi thi hành công vụ.
Công chức có được góp vốn lập văn phòng công chứng không?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định :
Điều 22. Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
Đối chiếu quy định trên, văn phòng công chứng sẽ được thành lập theo loại hình công ty hợp danh; có các thành viên đều là công chứng viên hợp danh, không có thành viên góp vốn. Mà theo quy định của Luật Doanh nghiệp công chức không được góp vốn thành lập công ty hợp doanh. Do đó, công chức không thể góp vốn để thành lập văn phòng công chứng được.
Công chức có được làm cổ đông sáng lập không?
Công chức có được làm cổ đông sáng lập không? Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông sáng lập được hiểu như sau:
4. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập quy định như sau;
Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Và theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
Như vậy thông qua quy định trên ta đã có câu trả lời cho câu hỏi công chức có được làm cổ đông sáng lập không? Câu trả lời là Công chức không được làm cổ đông sáng lập.
Quy định về việc công chức xin thôi việc theo nguyện vọng
Theo quy định tại Điều 59 Luật cán bộ, công chức; thì công chức có thể thôi việc theo nguyện vọng; và bắt buộc phải có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Điều 59. Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Như vậy, Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng là có thể; theo từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp công chức là quản lý, lãnh đạo, Điều 54 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ; công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức trong các trường hợp: Không đủ sức khỏe; Không đủ năng lực, uy tín; Theo yêu cầu nhiệm vụ; Vì lý do khác.
Sau khi từ chức, công chức lãnh đạo, quản lý được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn; nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc. Tuy nhiên, nếu chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý; thì vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo khảo 2 Điều 59 Luật cá bộ, công chức quy định:
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu muốn xin thôi việc theo nguyện vọng; thì công chức phải làm đơn xin thôi việc gửi cơ quan của mình.
Thủ tục giải quyết thôi việc đối với công chức thôi việc theo nguyện vọng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, công chức có mong muốn thôi việc theo nguyện vọng phải thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc; thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản
Cán bộ công chức có nguyện vọng xin thôi việc; cần nộp hồ sơ đến phòng Tổ chức cán bộ trước ngày xin nghỉ việc 30 ngày; đối với Hợp đồng xác định thời hạn dưới 36 tháng; và 45 ngày đối với biên chế và hợp đồng không xác định thời hạn.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Công chức có được làm cổ đông sáng lập không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; mẫu trích lục quyết định ly hôn; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công chức có được bán hàng đa cấp không? Điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng không được phép tham gia hoạt động bán hàng đa cấp. Do không được làm thành viên của hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Công chức có được cáp chứng chỉ hành nghề luật sư không? Theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 17 Luật luật sư năm 2006 ( sửa đổi, bổ sung năm 2012), những người đang là cán bộ, công chức, viên chức thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
Theo quy định của pháp luật; nếu nhận được quà tặng từ những người này, công chức bắt buộc phải từ chối.
Nếu không từ chối được thì công chức nhận được quà tặng phải nộp lại cho Thủ trưởng cơ quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quà tặng. Khi đó, quà tặng sẽ được xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
– Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá: Thủ trưởng cơ quan nhận, bảo quản và nộp vào ngân sách Nhà nước.
– Quà tặng bằng hiện vật: Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận, bảo quản, xử lý theo các bước sau:
Bước 1:
Xác định giá trị quà tặng theo giá của người tặng cung cấp hoặc theo sản phẩm tương tự được bán trên thị trường. Nếu không xác định được thì phải đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá.
Bước 2:
Bán và công khai bán quà tặng.
Bước 3:
Nộp số tiền thu được (sau khi đã trừ đi chi phí liên quan như phí xác định giá, phí bảo quản…) vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán quà tặng.
– Quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế…: Thủ trưởng cơ quan thông báo các cơ quan cung cấp dịch vụ về việc người được nhận quà tặng là dịch vụ sẽ không sử dụng dịch vụ đó.
– Quà tặng là động thực vật, thực phẩm tươi sống…: Thủ trưởng căn cứ tình hình thực tế để xử lý tang vật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.