Xin chào Luật sư X, tôi được nhận nuôi từ năm 7 tuổi bởi một người phụ nữ đã ly hôn và mất quyền nuôi con. Sau khi trưởng thành tôi có yêu và mong muốn kết hôn với một chàng trai, khi biết đó là người con ruột mà mẹ mất quyền nuôi con hồi xưa. Chúng tôi sốc lắm, không biết chúng tôi có thể hết hôn có được không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, pháp luật Việt Nam cấm các hành vi kết hôn với những người có chung dòng máu về trực hệ trong phạm vi 3 đời. Tức là giữa các anh em, họ hàng trong phạm vi trực hệ 3 đời nghiêm cấm hành vi kết hôn hay sống như vợ chồng. Vậy trường hợp con ruột và con nuôi kết hôn thì có được không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Con nuôi là gì? Đối tượng nào được nhận làm con nuôi?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về con nuôi như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
3.Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.”
Căn cứ Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi như sau:
“Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
- Trẻ em dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. - Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
- Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”
Điều kiện kết hôn
Theo Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình, điều kiện kết hôn như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy việc kết hôn chỉ được thừa nhận khi hai bên không cùng giới tính trong giấy khai sinh. Vậy hôn nhân đồng giới tại Việt Nam chưa được pháp luật công nhận.
Các trường hợp cấm kết hôn
Kết hôn giả tạo giả tạo
Quy định này phù hợp với điều kiện tự nguyện của hai bên. Đồng thời việc kết hôn phải vì mục đích xây dựng gia đình và vì yếu tố tình cảm. Pháp luật nghiêm cấm hình thức kết hôn giả tạo để lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sauKết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Tảo hôn là việc lấy vợ, chồng khi một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn (Nam từ đủ 20 tuổi, Nữ từ đủ 18 tuổi). Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
Xuất phát từ việc pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vì vậy những hành vì “ngoại tình” là điều cấm của pháp luật. Tuy nhiên, với sự kiện kết hôn với người khác khi đã có vợ, có chồng xảy ra trước ngày 03/01/1987, Nhà nước thừa nhận quan hệ vợ chồng.
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Do vậy, trong phạm vi 3 đời (Ông bà – cô, dì, chú, bác,… là anh chị em ruột của bố, mẹ – anh, chị, em họ) không thể kết hôn. Quy định này phù hợp cả về mặt đạo đức và y học. Việc kết hôn cận huyết gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng nhận thức, của đứa trẻ được sinh ra.
Các mối quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi, bố chồng – con dâu, mẹ vợ – con rể, cha dượng, mẹ kế – con riêng là những mỗi quan hệ thân thiết, dù đã không còn có quan hệ nhưng pháp luật cũng nghiêm cấm việc kết hôn. Một trong những điều kiện để kết hôn là không vi phạm những điều kiện cấm kết hôn đã nêu ở trên và phù hợp độ tuổi để kết hôn. Do đó, cần xem xét và tránh những trường hợp này để tránh vướng phải những khó khăn trong quá trình đăng ký kết hôn
Con ruột và con nuôi kết hôn thì có được không?
Điểm d khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cấm hành vi sau đây: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Tại khoản 17, 18 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có giải thích: Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ 3.
Căn cứ quy định trên thì pháp luật không cấm việc con nuôi kết hôn với con ruột. Do đó, bạn có thể kết hôn với người yêu (là con nuôi của ba mẹ bạn) nếu cả 2 bạn đáp ứng các điều kiện kết hôn quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét các yếu tố như truyền thống gia đình, tập tục địa phương, đạo đức, văn hóa… để cân nhắc, quyết định việc kết hôn của mình để xây dựng gia đình hạnh phúc.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu qua mạng mới 2022
- Xăm mình có được đi nghĩa vụ công an không?
- Lệnh cấm xe tải mới nhất 2022 như thế nào?
- Bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật theo quy định hiện nay
- Có được photo màu con dấu không?
- Thời gian kiểm tra dấu hiệu vi phạm của Đảng viên
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Con ruột và con nuôi kết hôn thì có được không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định trích lục bản án ly hôn online; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Nên pháp luật nghiêm cấm hành vi con nuôi kết hôn với cha mẹ nuôi; kể cả trong trường hợp mối quan hệ nhận con nuôi đã kết thúc.
Pháp luật không quy định về tình trạng hôn nhân khi nhận con nuôi. Ngoài ra, pháp luật còn cho phép các cá nhân có đủ điều kiện nhận con nuôi. Do vậy, nếu người nhận con nuôi khi chưa kết hôn thì vẫn được nhận nếu như người này có đầy đủ điều kiện nuôi con nuôi. Việc nhận con nuôi khi chưa kết hôn là hoàn toàn có thể.
Các bên tiến hành nộp hồ sơ cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ do các bên tự lựa chọn.