Có một thực tế khá phổ biến tại Việt Nam; rất nhiều gia đình, cặp vợ chồng thường nhận nuôi những đứa trẻ; có thể là con của bạn bè, anh chị em trong gia đình hoặc những đứa trẻ khác có hoàn cảnh khó khăn trên danh nghĩa con nuôi. Tuy nhiên, thường chưa chú ý đến các quy định của pháp luật về nhận nuôi con nuôi. Vì vậy, có rất nhiều đứa trẻ chỉ được nhận nuôi trên thực tế; mà không có bất cứ giấy tờ gì để chứng minh việc nhận nuôi con theo pháp luật. Câu hỏi đặt ra giả sử trong trường hợp cha mẹ nuôi mất thì; con nuôi thực tế nhưng không đăng ký có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?Để làm rõ vấn đề này hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
Con nuôi thực tế được hiểu thế nào?
Nuôi con nuôi thực tế là hình thức nuôi con nuôi làm hình thành quan hệ cha mẹ và con; giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi; không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Người con nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi.
Giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con; đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ; của cha mẹ và con đối với nhau để xây dựng một gia đình thật sự. Quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên đã được xác lập trong thực tế; được họ hàng và mọi người xung quanh công nhận.
Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản; thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Câu hỏi đặt ra trên thực tế vậy Con nuôi thực tế nhưng không đăng ký có được hưởng thừa kế không ?
Con nuôi thực tế nhưng không đăng ký có được hưởng thừa kế không?
Để trả lời câu hỏi con nuôi thực tế nhưng không đăng ký có được hưởng thừa kế không; chúng ta cần xem xét quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự 2015 ; Luật nuôi con nuôi 2010 để xác định việc hưởng thừa kế.
Quy định về xác định quan hệ con nuôi theo Luật nuôi con nuôi.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững; vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình được sống và phát triển lành mạnh.
Để xác định quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi theo quy định của pháp luật; thì những người trong quan hệ này phải làm thủ tục đăng ký xác định là cha nuôi, mẹ nuôi. Khi đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đặt ra đối với người nhận nuôi; cụ thể tại khoản 1 điều 14 Luật nuôi con nuôi được quy định như sau:
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Như vậy, theo quy định này, để được xác nhận là cha, mẹ nuôi và con nuôi thì việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đặt ra. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều trường hợp chỉ nhận con nuôi trong thực tế mà không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy buộc pháp luật phải có những biện pháp giải quyết vấn đề này.
Quy định về giải quyết tình trạng nuôi con thực tế mà không đăng ký.
Để giải quyết tình trạng nuôi con trên thực tế. Tuy nhiên các bên không đăng ký xác nhận nuôi con nuôi trước thời điểm luật nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực thì tại điều 50 Luật nuôi con nuôi quy định như sau:
Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực…
Theo đó, Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Như vậy, theo quy định này, việc nuôi con nuôi trong thực tế mà chưa được đăng ký phải được đăng ký trước ngày 01/01/2016 nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
- Đến ngày 01/01/2011, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
- Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
Trong đó, thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi sẽ có hiệu lực ngay sau khi được đăng ký.
Con nuôi thực tế nhưng không đăng ký có được hưởng thừa kế.
Để xác định xem Con nuôi thực tế nhưng không đăng ký có được hưởng thừa kế hay không chúng ta cần phải xem xét quy định về thừa kế theo quy định tại Bộ luật dân sự. Cụ thể tại điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ về quyền hưởng di sản của con nuôi, cha mẹ nuôi như sau:
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Như vậy ta có thể thấy rằng con nuôi thì hoàn toàn có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào cũng được hưởng di sản thừa kế; đặc biệt là đối với trường hợp nuôi con nuôi thực tế thì tùy từng trường hợp mà có thể xác định người này có được nhân di sản thừa kế hay không.
Thứ nhất trường hợp đã đăng ký quan hệ nuôi con nuôi trước ngày 01/01/2016
Đối với trường hợp này; trên lý thuyết theo quy định của pháp luật thì người này hoàn toàn đủ điều kiện để nhận thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự thì con nuôi được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy nếu cha mẹ nuôi mất đi không để lại di trúc sẽ được chia theo pháp luật. Trường hợp để lại di trúc thì toàn bộ di sản sẽ được chia theo di trúc.
Thứ hai trường hợp các bên không đăng ký quan hệ nuôi con nuôi mà cha mẹ đã chết
Trong trương hợp này thì quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế không được pháp luật công nhận. Vì vậy, không phát sinh quyền được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp cha mẹ nuôi, trước khi chết có để lại di trúc và trong đó có cho con nuôi được hưởng di sản thì trường hợp là con nuôi danh nghĩa vẫn có quyền hưởng di sản theo di trúc.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Con nuôi thực tế nhưng không đăng ký có được hưởng thừa kế không“; sẽ giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan:
Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ bao gồm:
– Đơn xin nhận con nuôi;
– Bản sao hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Giấy khám sức khỏe
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 2 Nghị định 19/2011/ NĐ-CP thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Theo quy dịnh tại điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp được nhận di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di trúc như sau:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.