Khách hàng: Xin chào Luật sư! Hiện tại tôi đang có một vài thắc mắc muốn Luật sư tư vấn. Gia đình tôi mới có một thành viên mới, bé đã được 5 tháng. Vì tính chất của công việc nên cả hai vợ chồng tôi phải đi làm, bởi vậy hai vợ chồng chúng tôi quyết định thuê người giúp việc để chăm bé. Hai vợ chồng tôi không am hiểu luật lắm nên có thắc mắc này mong Luật sư giải đáp. Đó là: “Có phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người giúp việc gia đình không?”.
Luật sư X: Cảm ơn bạn đã tin tưởng tìm đến chúng tôi để nhờ tư vấn. Vậy hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu “Có phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người giúp việc gia đình không?” nhé!
Căn cứ pháp lý
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc;
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;
- Người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và 1.6 Khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
Khoản 2 Điều 2 Luật này quy định:
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).
Có phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người giúp việc gia đình không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định:
Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.
Như vậy, bạn có thể thấy, quy định của pháp luật đã rõ ràng. Đó là không phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người giúp việc gia đình.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các trường hợp phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bạn có thể đối chiếu. Các quy định pháp luật về khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 tôi đã nêu cụ thể ở trên.
Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
- a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
- b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hàng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Có phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người giúp việc gia đình không?”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về đối tượng phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu tai nạn lao động nhẹ dưới 5% sức khỏe thì người sử dụng lao động chịu hoàn toàn chi khí về khám chữa bệnh và trả lương đầy đủ.
Quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 58/2020/NĐ-CP:
– Thời hạn thực hiện mức đóng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này là 36 tháng, kể từ tháng quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực.
– Trong vòng 60 ngày trước ngày hết thời hạn áp dụng mức đóng theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu tiếp tục mức đóng thấp hơn mức bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động thì lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 và thực hiện đề nghị theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
– Hướng dẫn và chỉ đạo các cơ quan Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Tổng hợp báo cáo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.