Thừa kế là một trong các vấn đề rất được quan tâm trong cuộc sống. Theo quy định của pháp luật có hai loại thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thông thường, trong trường hợp thừa kế theo di chúc thì di chúc sẽ được công chứng để đảm bảo tính pháp lý. Vậy có được sửa lại di chúc khi đã công chứng không? Hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Di chúc là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.
Có được sửa lại di chúc khi đã công chứng không?
Điều 635 Bộ luật Dân sự quy định, người để lại di sản có thể yêu cầu công chứng hoặc không công chứng di chúc.
Di chúc có thể không cần công chứng nhưng vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 630 Bộ luật Dân sự gồm:
– Ý chí của người lập di chúc: Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối; đe doạ, cưỡng ép.
– Nội dung di chúc: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Hình thức di chúc: Không trái quy định của Luật…
Về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc, khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự khẳng định như sau:
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Theo quy định này, có thể thấy, việc sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập là quyền của người để lại di chúc; và người này có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào. Điều luật này cũng chỉ đề cập đến di chúc nói chung; mà không nhấn mạnh là di chúc phải chưa được công chứng hoặc chứng thực.
Đây cũng là quy định được đề cập đến tại khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014:
Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó.
Do đó, di chúc dù đã được công chứng rồi thì vẫn hoàn toàn được sửa đổi, bổ sung vào bất cứ thời điểm nào mà người để lại di chúc muốn.
Thủ tục sửa đổi di chúc đã được công chứng thế nào?
Do sau khi đã công chứng thì người để lại di chúc hoàn toàn có thể sửa đổi, bổ sung di chúc nên căn cứ Luật Công chứng, thủ tục sửa đổi di chúc đã được công chứng thực hiện như sau:
Cơ quan xác nhận việc sửa đổi di chúc đã công chứng
Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014, người có thẩm quyền xác nhận việc sửa đổi, bổ sung di chúc đã công chứng là bất kỳ Công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc.
Tuy nhiên, khi công chứng di chúc, thường nhiều người đều yêu cầu Văn phòng/Phòng công chứng lưu giữ bản chính di chúc nên khi sửa đổi, bổ sung nội dung di chúc thì người lập di chúc phải thông báo cho Phòng/Văn phòng công chứng đang lưu giữ di chúc biết về việc sửa đổi, bổ sung này.
Căn cứ khoản 3 Điều 51 Luật Công chứng, thủ tục sửa đổi, bổ sung di chúc cũng thực hiện tương tự như thủ tục công chứng di chúc. Do đó, nếu người để lại di sản muốn sửa đổi, bổ sung di chúc; thì cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
Hồ sơ cần chuẩn bị
– Phiếu yêu cầu công chứng.
– Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn…
– Di chúc (bản chính) …
Thời gian thực hiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người lập di chúc liên hệ tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng di chúc sửa đổi. Tại đây, Công chứng viên sẽ giải thích rõ cho người để lại di sản quyền; nghĩa vụ của mình khi sửa đổi, bổ sung di chúc.
Sau khi giải thích và nhận được sự đồng ý của người lập di chúc đồng thời kiểm tra hồ sơ, tài liệu đều hợp lệ thì Công chứng viên hướng dẫn người để lại di chúc ký vào từng trang trong dự thảo di chúc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế…
Sau khi người để lại di sản ký tên, công chứng viên kiểm tra giấy tờ; và ký xác nhận nội dung sửa đổi, bổ sung. Thời gian từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi trả kết quả là 02 ngày làm việc. Nếu có nội dung phức tạp cần phải xác minh thì thời gian này là không quá 10 ngày làm việc.
Phí, lệ phí phải nộp
Theo Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng sửa đổi, bổ sung di chúc là 40.000 đồng/trường hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Di chúc không hợp pháp chia di sản thừa kế thế nào?
- Vợ có quyền đổi nội dung di chúc sau khi chồng mất?
- Trường hợp nào không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?
- Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Có được sửa lại di chúc khi đã công chứng không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật, một người có thể lập nhiều bản di chúc. Tuy nhiên, chỉ có bản di chúc hợp pháp cuối cùng trước khi người để lại di sản mất mới là bản di chúc có hiệu lực.
Di sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế.
Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc; tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào; thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.
Căn cứ Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần; hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc; hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần; hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.