Hút thuốc gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người hút và người hít phải khói thuốc. Thuốc lá có thể gây ra các bênh như: Bệnh tim mạch, đột quỵ; bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế quản. Do đó, pháp luật đặt ra nhiều quy định hạn chế sử dụng thuốc lá. Vậy pháp luật có cho phép quảng cáo thuốc lá không? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Có được quảng cáo thuốc lá không?
Hút thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; chức năng hoạt động của các cơ quan như: phổi, bàng quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày. Hút thuốc có thể gây ra các bênh như: Bệnh tim mạch, đột quỵ; bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế quản. Do đó, pháp luật có quy định hạn chế sử dụng thuốc lá.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật quảng cáo 2012 sửa đổi 2018; quy định sản phẩm, hàng hóa bị cấm quảng cáo như sau:
Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
2, Thuốc lá.
Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật quảng cáo 2012 sửa đổi 2018; quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:
Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1, Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên, pháp luật cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức. Quy định này nhằm hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng; gián tiếp hạn chế mua, sử dụng thuốc lá. Bởi thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến người hút; mà khói thuốc còn là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe của người hít phải, đặc biệt là trẻ em. Khói thuốc gây ra hàng ngàn ca tử vong sớm do bệnh tim và ung thư phổi; trẻ em sinh ra từ người hút thuốc có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn trẻ em sinh ra từ người không hút thuốc.
Quảng cáo thuốc lá bị phạt bao nhiêu?
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo thuốc lá bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP; quy định như sau:
Điều 33. Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1, Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
Như vậy, cá nhân bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng; nếu có hành vi quảng cáo thuốc lá trên báo chí; các trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác; trên các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác; quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo’ trên các phương tiện giao thông; Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao; Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài bị xử phạt hành chính như trên; người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; cụ thể là bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo; hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo thuốc lá.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Loại hàng hóa nào bị cấm quảng cáo?
- Quảng cáo sai sự thật xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?
- Buôn bán thuốc lá điện tử có thể bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Hành vi buôn bán thuốc lá lậu trong mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau:
+ Chương trình thời sự;
+ Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
+ Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
+ Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Điều kiện quảng cáo bao gồm:
+ Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
+ Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
+ Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện cụ thể do Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định.