Chào Luật sư. Tôi đã có gia đình, gia đình tôi rất hạnh phúc và còn có 2 cô con gái. Tuy nhiên, tôi trót ngoại tình và có con ngoài giá thú. Hiện tại, tôi đang băn khoăn không biết khi có con ngoài giá thú phải làm sao? Hiện tại tôi không biết phải giải quyết như thế nào? Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn
Con ngoài giá thú là gì?
Dưới góc độ khoa học: Giá là xuất giá, thú là hôn thú, giá thú là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Theo đó, con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố, mẹ không phải là vợ chồng.
Theo từ điển Tiếng Việt: Con ngoài giá thú được hiểu là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Theo từ điển Luật học: Không có giải thích khái niệm con ngoài giá thú là gì mà chỉ đưa ra khái niệm là con ngoài hôn nhân tương tự như khái niệm con ngoài giá thú (con có cha mẹ không phải là vợ chồng).
Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa thế nào là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã/phường).
Các trường hợp có thể phát sinh con ngoài giá thú bao gồm: Nam, nữ đều còn độc thân có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn; Nam, nữ (một trong hai bên hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con; con được sinh ra trong thời gian nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, bao gồm cả trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn lại.
Có con ngoài giá thú phải làm sao?
Theo quy đinh tại Khoản 1, Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết” .
Tại khoản 1, Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:
“Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này (không có tranh chấp).
Như vậy, theo các quy định này thì con chị có quyền nhận cha (kể cả trường hợp người cha đã chết). Do con chị là người chưa thành niên nên chị sẽ là người có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch giải quyết thủ tục con nhận cha theo quy định.
Cha, mẹ có phải cấp dưỡng cho con ngoài giá thú không?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác; để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình; mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng; trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Căn cứ Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Theo quy định trên, trong trường hợp cha mẹ không sống chung với con; hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thể là phải cấp dưỡng con chưa thành niên (con dưới 18 tuổi); con đã thành niên nhưng mắc các bệnh dẫn đến không có khả năng lao động; và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ gắn liền nhân thân. Do đó, không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng, thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự gắn kết giữa cha mẹ con.
Điều luật trên quy định cấp dưỡng giữa cha mẹ với con; và không có sự phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Vì vậy, khi không trực tiếp nuôi dưỡng con ngoài giá thú; thì cha, mẹ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của điều luật.
Mức cấp dưỡng cho con ngoài giá thú như thế nào?
Về mức cấp dưỡng cho con được quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 :
Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hiện tại, pháp luật chưa có quy định cha, mẹ đứa trẻ ngoài giá thú phải cấp dưỡng tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu. Mà mức cấp dưỡng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa cha hoặc mẹ với người đang trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ. Căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; chi phí hợp lý cho các nhu cầu thiết yếu như ăn, uống, học tập, vui chơi,…
Trong trường hợp không thỏa thuận được mức cấp dưỡng; thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng thực tế của cha hoặc mẹ đứa trẻ; để đưa ra mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì chữ tùy vào khả năng thực tế của người được cấp dưỡng; mà mức cấp dưỡng mỗi trường hợp, mỗi nơi một kiểu.
Xem thêm:
- Quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
- Cách nhập tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Có con ngoài giá thú phải làm sao?″. Nếu quý khách có nhu cầu mẫu đơn xin xác nhận độc thân; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014 và Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch thì trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.
Con ngoài giá thú vẫn có thể được khai sinh mang họ cha nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con và giữa cha mẹ có thỏa thuận về việc lấy họ của người cha làm họ của đứa trẻ.
Trong trường hợp, hành vi có con ngoài giá thú có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội “Vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù.