Xin chào Luật sư. Tôi tên là Ngọc My. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Đóng dấu giáp lai là gì ? Có bắt buộc đóng dấu giáp lai không? Đóng dấu treo là gì ? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Đóng dấu giáp lai là gì ?
Dấu giáp lai là con dấu dùng để đóng lề trái hoặc phải của tài liệu bằng 2 tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu có thể đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.
Việc đóng dấu giáp lai trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
Có bắt buộc đóng dấu giáp lai không
Tại Điểm d Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, có quy định:
– Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
– Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi ban hành văn hành chính có kèm theo phụ lục, phải thực hiện việc đóng dấu, đóng dấu giáp lai vào phần phụ lục văn bản bạn nhé.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định:
– Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
– Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
– Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Đóng dấu treo là gì ?
Dấu treo là con dấu cơ quan, tổ chức dùng để đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu treo trên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản hành chính.
Việc đóng dấu treo trên văn bản giấy cũng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Các tổ chức, cá nhân thực hiện các công tác văn thư cần lưu ý về quy định này để trình bày văn bản hành chính hoặc văn bản của cơ quan nhà nước đúng thể thức và quy cách theo quy định của pháp luật.
Việc đóng và sử dụng con dấu góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý của văn bản. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất là khi phát sinh tranh chấp trước tòa án. Dấu giáp lai hoặc dấu treo góp phần khẳng định một tài liệu, chứng cứ có bị làm sai lệch trước tòa án hay không? Nếu có dấu hiệu làm giả, làm sai lệch hồ sơ, chứng từ hoặc tài liệu thì rất có thể tài liệu đó sẽ không được coi là chứng cứ trước tòa án.
Quy định về đóng dấu lên chữ ký ?
Tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định cụ thể:
Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.
Cách đóng dấu chữ ký:
- Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
- Dấu đóng rõ ràng, đúng chiều và dùng màu mực đúng quy định (màu đỏ).
- Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
Giá trị con dấu trên hợp đồng kinh tế của công ty ?
Các hình thức sử dụng con dấu trong Hợp đồng của công ty
Có 3 hình thức đóng dấu như sau: Đóng dấu chữ ký, Đóng dấu treo, Đóng dấu giáp lai
Cách đóng dấu chữ ký
Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký; Dấu đóng rõ ràng, đúng chiều và dùng màu mực đúng quy định (màu đỏ); Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
Cách thức đóng dấu treo lên hợp đồng của công ty
Đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.
Cách thức đóng dấu giáp lai
Đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.
Hợp đồng kinh tế của công ty không đóng dấu có giá trị không?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 99/2016/NĐ-CP. Việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư mà không chịu sự điều chỉnh chung bởi Nghị định về quản lý con dấu như trước đây.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau. Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tại khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Quy định trên được hiểu là việc sử dụng con dấu công ty trên văn bản, giấy tờ không còn là bắt buộc. Mà, hiện nay việc có sử dụng con dấu doanh nghiệp hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ được quyết định bởi:
– Một là, quy định của pháp luật.
– Hai là, Điều lệ của Công ty quy định.
– Ba là, sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và các bên khác.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng công ty không sử dụng con dấu trong các văn bản, giao dịch, hợp đồng sẽ không làm ảnh hưởng tới giá trị của giao dịch mà công ty đã xác lập, thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Có bắt buộc đóng dấu giáp lai không“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Cách đóng dấu giáp lai nhanh, đơn giản như thế nào?
- Quy định đóng dấu biên lai có những nội dung gì?
- Những hóa đơn nào không cần đóng dấu theo QĐ?
Các câu hỏi thường gặp
Theo điểm đ khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì dấu giáp lai phải được đóng theo các quy định sau:
– Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy.
– Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
– Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
Theo Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì dấu chữ ký phải được đóng theo các quy định sau:
– Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
– Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
– Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định
Theo quy định, một bộ hợp đồng có thể có 2 con dấu giáp lai, một dấu in thiếu trang cuối và một dấu in toàn bộ hợp đồng thì đó vẫn phù hợp theo quy định của pháp luật, bởi khi so sánh và ráp lại dấu in thì vẫn đầy đủ thông tin cần thiết của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng thông tin, tính xác thực và khách quan của trang cuối hợp đồng để tránh trường hợp 1 bên tự thay đổi nội dung hoặc làm giá hợp đồng.