Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Vấn đề về không gian mạng xã hội hiện nay đáng phải quan tâm. Mạng xã hội là con dao hai lưỡi, có những mặt tích cực nhưng bên cạnh cũng có những hành động đáng phải lên án. Cần có những chế tài để xử lý những hành vi này. Vậy những hành vi nào bị nghiêm cấm về an ninh mạng và xử lý như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng? ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng
Theo điều 4 của Luật an ninh mạng 2018 thì các Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng gồm có:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
– Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
– Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
– Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
– Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
– Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng?
Theo quy định của Luật an ninh mạng thì có tất cả 18 hành vi sẽ bị xử lý nếu vi phạm, cụ thể đó là các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, cụ thể:
– Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự;
– Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
– Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
– Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
– Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán;
– Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
– Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;
– Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;
– Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật An ninh mạng;
– Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;
– Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;
– Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
– Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
Mức phạt đối với hành vi vi phạm luật an ninh mạng
• Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20 000.000 đồng
• Phát tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
• Hình thức xử phạt bổ sung
• Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng
• Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70 000 000 đồng
• Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi lừa đảo trong thương mại điện từ, kinh doanh tiền tệ huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân.
Độ tuổi tối thiểu bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi về an ninh mạng
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
- Người từ đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Các hình thức xử phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội về hành vi an ninh mạng
Căn cứ Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các hình thức xử phạt người dưới 18 tuổi bao gồm:
–Cảnh cáo
Hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.
–Phạt tiền
Hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.
Nếu người dưới 18 tuổi không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.
–Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
Áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người dưới 18 tuổi thực hiện, với lỗi cố ý.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật hình sự. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Vấn đề “có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tra cứu thông tin quy hoạch. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Đi nghĩa vụ có được đeo khuyên tai không
- Lỗi đội mũ bảo hiểm không cài quai
- Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Khởi tố pháp nhân thương mại
Câu hỏi thường gặp
– Thẩm định an ninh mạng;
– Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
– Kiểm tra an ninh mạng;
– Giám sát an ninh mạng;
– Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
– Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
– Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
– Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu
– Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho con người, văn hóa phẩm độc hại.
Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên bao gồm:
Nhắc nhở: Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.
Quản lý tại gia đình: Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.