Cho thuê lại lao động hiện nay không phải là những thuật ngữ quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp trong các ngành sản xuất cần một lượng lớn người lao động phổ thông; những ngành nghề mà ngày nay con người vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, không phải người sử dụng lao động nào cũng hiểu hết; về những vấn đề đối với việc cho thuê lại lao động. Để hiểu thêm về vấn đề này hãy cùng Luật sư X tìm hiểu; Những điều doanh nghiệp cần biết về hợp đồng cho thuê lại lao động.
Căn cứ pháp lý:
Cho thuê lại lao động là gì ?
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động năm 2019,
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động; với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động; sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác; mà vẫn duy trì quan hệ lao động; với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Hiện nay, cho thuê lại lao động ở nước ta là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện; theo đó trong vấn đề cho thuê lại lao động tồn tại quan hệ giữa ba bên; bao gồm: Phía người lao động; người sử dụng lao động; Bên thuê lại lao động theo đó thì người lao động và người sử dụng lao động; tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên người sử dụng lao động ở đây lại không trực tiếp sử dụng người lao động; mà để bên thứ ba hay còn gọi là bên thuê lại lao động; trực tiếp sử dụng thông qua hợp đồng cho thuê lại lao động để tìm kiếm lợi nhuận.
Chính vì có nhiều sự phức tạp giữa các mối quan hệ. Vì vậy, để hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp; cho thuê cần đáp ứng khá nhiều điều kiện. Trong dó doanh nghiệp cho thuê lại cần phải có giấy phép cho thuê lại; cũng như chỉ được phép cho thuê trong một số ngành nghề nhất định.
Hợp đồng cho thuê lại lao động, điều kiện thành lập doanh nghiệp.
Theo Điều 54 BLLĐ năm 2019; và hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 145/2020, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải đảm bảo các điều kiện:
1 – Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2 – Được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
Trong đó, để được cấp giấy phép hoạt động; doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 145:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động; phải bảo đảm điều kiện: Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định; không có án tích; đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động; hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên; trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng.
3 – Có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động; sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động; khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại.
xem thêm: Hồ sơ xin rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định mới nhất năm 2021?
Điều kiện sử dụng lao động cho thuê lại.
Căn cứ khoản 2 Điều 53 BLLĐ năm 2019; bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau:
- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động; trong khoảng thời gian nhất định;
- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản; bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, cũng theo khoản 3 Điều này; bên thuê lại lao động sẽ không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp:
- Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện; quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
- Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
- Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu; công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
Nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.
Theo khoản 1 Điều 55 BLLĐ năm 2019; hợp đồng cho thuê lại lao động được ký kết dưới dạng văn bản giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động. Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Hợp đồng này cần đảm bảo các nội dung chủ yếu; được quy định tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật này như sau:
- Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại; nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
- Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Theo đó thì Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền; lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Cho thuê lại lao động điều cần biết về hợp đồng cho thuê lại lao động ?“sẽ giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định được ban hành tại nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tại phụ lục 2 quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động chỉ được phép cho thuê lại lao động trong 20 ngành nghề sau đây:
1. Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký.
2. Thư ký/Trợ lý hành chính.
3. Lễ tân…
Để nắm rõ hơn về danh mục ngành nghề bạn có thể tham khảo quy định tại nghị định 145/2020/NĐ-CP
Theo quy định tại khoản 1 điều 53 Bộ luật lao động quy định về thời hạn cho thuê lại lao động là 12 tháng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 điều 23 nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hời hạn của Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động tối đa là 60 tháng và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng. Theo đó ta có thể hiểu rằng giữa các bên có thể thỏa thuận về cho thuê lại lao động lâu dài khi các bên vẫn còn đủ điều kiện.
Theo quy định tại điều 56, 57 Bộ luật lao động. Trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật lao động thì bên phía bên thuê lại lao động không có quyền sử lý kỷ luật người lao động. Mà thay vào đó bên phía bên thuê lại có quyền trả lại người lao động cho phía bên cho thuê lao động. Sau đó bên phía bên cho thuê lại lao động phải tiến hành xử lý kỷ luật người lao động theo nội quy của mình cũng như quy định của pháp luật,