Hành vi chiếm đoạt tài liệu mật nhà nước là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thật nghiêm minh, thích đáng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về các chế tài xử lý được quy định như thế nào. Xung quanh chủ đề này chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi có liên quan từ các bạn độc giả. Cụ thể có câu hỏi như sau Chiếm đoạt tài liệu mật có bị phạt tù theo quy định không?
“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Như tôi tìm hiểu thì pháp luật đã có các quy định, chế tài xử lý với tội chiếm đoạt tài liệu mật. Tuy nhiên tôi vẫn chưa rõ với tội danh này thì các đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào và với các hành vi vi phạm nào thì sẽ bị khép vào tội danh này? Mong được Luật Sư X giải đáp, tôi cảm ơn.”
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018
Tài liệu mật nhà nước là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018; khái niệm về bí mật, tài liệu mật nhà nước được quy định như sau:
Tài liệu mật nhà nước là những tin về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian; lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố; hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho nhà nước.
Ngoài ra đây cũng là những tin tức về vụ việc, tài liệu, số liệu, địa điểm, vật; lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế; khoa học công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà nhà nước chưa công bố; hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ; thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tài liệu mật nhà nước có loại tuyệt mật và loại mật theo danh sách do những người đứng đầu các cơ quan nhà nước cấp trung ương; các chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương quy định.
Người nào chiếm đoạt các tài liệu mật nhà nước hoặc vi phạm những quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc bị xử lý về hình sự.
Cấu thành tội phạm tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước
Điều 337, Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt; mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước mà thuộc vào các trường hợp được điều luật quy định thì sẽ bị xử lý hình sự.
Như vậy nếu người nào có hành vi chiếm đoạt tài liệu mật nhà nước mà hành vi đó có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sau thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khách thể tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước
Tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý hành chính, bí mật nhà nước trong các lĩnh vực.
Chủ thể tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước
Chủ thể của tội danh này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.
Mặt khách quan tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước
Có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước. Hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước thể hiện thông qua việc sử dụng thủ đoạn để trộm cắp; lừa đảo chiếm đoạt dùng vũ lực hoặc đe dọa người có thẩm quyền; hoặc các thủ đoạn gian dối khác để có được tài liệu bí mật đó. Tội phạm hoàn thành khi tài liệu bí mật nhà nước thoát khỏi sự quản lý của người có trách nhiệm giữ, quản lý nó.
Mặt chủ quan tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
Hành vi Chiếm đoạt tài liệu mật có bị phạt tù?
Theo điều 337, Bộ luật hình sự 2017 về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước quy định các khung hình phạt như sau:
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán; hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với tội chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước thì mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.
Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài liệu mật theo nhóm thì bị xử lý thế nào?
Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm trong hành vi vi phạm.
Đồng phạm là gì?
Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Đồng phạm với tội danh chiếm đoạt tài liệu mật bị xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Phát tán tài liệu nhằm chống phá Nhà nước bị xử lý như thế nào?
Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản là gì?
Làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản xử lý ra sao?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Chiếm đoạt tài liệu mật có bị phạt tù theo quy định không?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đây là hành vi vi phạm làm cho vật hoặc tài liệu bí mật Nhà nước không còn giá trị sử dụng được nữa. Và ngoài ra hậu quả của tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật Nhà nước không phải là yếu tố định tội.
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật.
Bí mật nhà nước độ Tối mật.
Bí mật nhà nước độ Mật.
Người phạm tội có thể bị xử lý hình sự về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, công tác và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tùy thuộc vào mục đích phạm tội của người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp. Trường hợp này không xử lý về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.