Xin chào Luật sư, Tôi là công chức nhà nước đã có 10 năm công tác ở cơ quan, tuy nhiên mãi mới lấy chồng nên hiện tại mới đang mang thai đứa con đầu tiên. Đến nay đã được tháng thứ 6, do mang thai khi đã hơn 30 tuổi nên sức khỏe của tôi không được tốt cho nắm. Tôi đang xem xét đến việc nghỉ thai và đang tìm hiểu chế độ nghỉ thai sản của nhà nước. Nhưng vẫn chưa rõ việc nghỉ thai sản cho công chức nhà nước có gì khác với lao động nữ khác không. Không biết là ngoài chế độ thai sản chung thì công chức nhà nước như tôi có được hưởng chế độ nào đặc biệt hơn không. Quy định về chế độ thai sản của công chức nhà nước như thế nào? Hi vọng được Luật sư giải đáp thắc mắc.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Luật sư X hi vọng sẽ mang đến câu trả lời đầy đủ nhất cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Ngoài ra người lao động cũng cần đáp ứng thêm điều kiện về thời gian tham gia để được hưởng chế độ thai sản:
- Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Ngoài ra, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
Đối với lao động nữ:
Theo Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật BHXH năm 2014, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà lao động nữ sẽ được nghỉ những ngày khác nhau. Cụ thể:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi.
- 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi.
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Lưu ý:
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
- Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi vẫn được nghỉ việc hưởng chế độ cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH và đủ điều kiện hưởng thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được nghỉ:
- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Đối với lao động nam:
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp triệt sản
Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ hưởng chế độ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền với thời gian tối đa là 15 ngày.
Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian hưởng chế độ khi vợ sinh con
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 05 ngày làm việc: Trường hợp thông thường.
- 07 ngày làm việc: Vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- 10 ngày làm việc: Vợ sinh đôi; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
- 14 ngày làm việc: Vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc này không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Căn cứ: Điều 25 và Điều 37 Luật BHXH năm 2014.
Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với lao động nữ và điều kiện hưởng thai sản theo quy định?
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 số 58/2014/QH13 quy định như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. - Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Như vậy, nếu bạn muốn được hưởng chế độ thai sản bạn phải đáp ứng được một trong hai điều kiện sau: “đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con” hoặc “đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.
Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở. - Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. - Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
- Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.”
Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn hưởng hệ số lương là 2.26 và phụ cấp thâm niên là 5 do đó chúng tôi hiểu rằng bạn thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định do đó tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của bạn bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc phụ cấp thâm niên vượt khung.
Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định của luật thì bạn sẽ được hưởng mỗi tháng trợ cấp thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Khoản 2 Điều 186 Bộ luật Lao động quy định như sau:
“2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.”
Như vậy, nếu bạn nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ không được người sử dụng lao động trả lương.
Khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
“4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.”
Như vậy, lao động nam muốn hưởng chế độ thai sản phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con.
Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
- Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”
Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn đã đi làm được một tháng sau khi hết thai sản do đó đối chiếu theo quy định của Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội trên thì bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
Chế độ thai sản của công chức nhà nước
Công chức- thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó các chế độ bảo hiểm bạn được hưởng sẽ tuân theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trong khoảng thời gian bạn nghỉ thai sản, phía xã không có trách nhiệm chi trả lương cho bạn mà phía cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện chi trả. Cụ thể, Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trong 06 tháng nghỉ thai sản thì mỗi tháng vẫn sẽ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Được quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Trong trường hợp bạn có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc, bạn vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bảo hiểm xã hội chi trả tiền thai sản vào ngày nào?
- Thời gian nghỉ thai sản có tính ngày lễ Tết không?
- Nghỉ thai sản có được hưởng lương tháng 13 không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chế độ thai sản của công chức nhà nước” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như hồ sơ xét miễn nhiệm công chức lãnh đạo cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp thai sản. Đối với lao động nữ sinh con để được hưởng trợ cấp thai sản sẽ phải đáp ứng theo quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể, phụ nữ sinh con thỏa mãn một trong các điều kiện sau sẽ được hưởng trợ cấp thai sản.
Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định tại hai trường hợp trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng tiền trợ cấp từ chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 1, Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sinh con bao gồm:
Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định.
Người lao động nộp hồ sơ theo quy định tương ứng với trường hợp của mình cho đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH (nếu đã nghỉ việc) để được xem xét và hưởng trợ cấp thất nghiệp.