Nuôi con nuôi là nghĩa cử cao đẹp; nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững; giúp cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Trong quá trình chung sống, phát sinh tình cảm gắn bó, đôi khi vượt quá giới hạn, trở thành tình yêu nam nữ; thậm chí mong muốn tiến tới hôn nhân. Vậy cha mẹ nuôi được kết hôn với con nuôi không? Trong nội dung bài viết này; phòng tư vấn Luật hôn nhân của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Con nuôi là ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3, Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Như vậy, con nuôi là người được một người hoặc một cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp chăm sóc nuôi dưỡng; và thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kể từ thời điểm nhận con nuôi; người nhận con nuôi có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con nuôi. Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Pháp luật quy định người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng điều kiện: là trẻ em dưới 16 tuổi. Hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Và một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Cha mẹ nuôi có được kết hôn với con nuôi không?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định các hành vi bị cấm như sau:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2, Cấm các hành vi sau đây:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Do đặc điểm mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi tương tự như giữa cha mẹ ruột với con; cha mẹ nuôi là người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Với truyền thống văn hóa coi trọng tôn ti trật tự, hiếu kính với cha mẹ; cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; Nên pháp luật nghiêm cấm hành vi con nuôi kết hôn với cha mẹ nuôi; kể cả trong trường hợp mối quan hệ nhận con nuôi đã kết thúc.
Cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
2, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
Theo quy định trên, hành vi kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Thậm chí, dù không thực hiện thủ tục kết hôn, nhưng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi tổ chức cuộc sống chung; phát sinh mối quan hệ tình cảm và xem nhau như vợ chồng; thì cũng bị xử phạt như hành vi kết hôn.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Một người được kết hôn bao nhiêu lần?
Câu hỏi thường gặp
Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam.
Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại những nơi sau:
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi; hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
+ Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.