Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết việc cha mẹ có thể đi tù nếu ép buộc con gái kết hôn??. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay người trẻ ngày càng có xu hướng thích làm việc hơn là thích kết hôn. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh luôn thúc giục con cái của mình phải nhanh chóng kết hôn cho bằng được; đặc biệt là đối với con gái. Nhiều bậc phụ huynh còn mạnh dạng làm mai con mình cho nhiều người khác nhau và bắt con mình phải đi xem mắt và ép con mình kết hôn. Tuy nhiên bạn có biết hành vi ép buộc con cái kết hôn là hành vi vi phạm pháp luật hay không. Vậy liệu cha mẹ có thể đi tù nếu ép buộc con gái kết hôn? hay không.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc cha mẹ có thể đi tù nếu ép buộc con gái kết hôn? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
Theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quyền và nghĩa vụ của cha mẹ được quy định như sau:
– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của con cái
Theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quyền và nghĩa vụ của con cái được quy định như sau:
– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa về thành viên trong gia đình được quy định như sau:
16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.
Theo quy định tại Điều 103 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quyền và nghĩa vụ giữa các thanh viên khác của gia đình được quy định như sau:
– Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.
– Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.
– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Điều kiện kết hôn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình.
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên không cấm việc người cùng giới tính tổ chức đám cưới với nhau.
Cha mẹ có thể đi tù nếu ép buộc con gái kết hôn?
Cha mẹ có thể đi tù nếu ép buộc con gái kết hôn? Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hành vi ép kết hôn là một hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi ép con gái kết hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu chưa đủ yếu tố cấu thành hình sự.
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn
Ngoài ra nếu hành vi ép con gái kết hôn nếu đủ yếu tố bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự hiện hành thì hành vi ép con gái kết hôn có thể bị xử phạt như sau:
Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Như vậy thông qua quy định trên ta đã trả lời được câu hỏi cha mẹ có thể đi tù nếu ép buộc con gái kết hôn? Câu trả lời là cha mẹ có thể đi tù nếu ép buộc con gái kết hôn nếu thoả đủ các yếu tố cấu thành tội cưỡng ép kết hôn.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cha mẹ có thể đi tù nếu ép buộc con gái kết hôn?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Thực tế thì vấn đề cha mẹ không có quyền kiểm soát cuộc sống của con mình trên 16 tuổi rất khó để có thể giải quyết. Trên thực tế thì những hành vi về xâm phạm quyền riêng tư của các con được bố mẹ thực hiện và kiểm soát khi các em còn nhỏ. Hoặc khi lớn hơn một chút ở tuổi vị thành niên thì cũng rất hiếm khi có trường hợp con cái tố cáo bố mẹ về hành vi này.
– Dù con còn nhỏ hay lớn thì cha mẹ đều không thể tự ý xâm phạm hay can thiệp vào cuộc sống riêng của con. Tuy vậy ở độ tuổi tầm 16 thì suy nghĩ của các con vẫn chưa đủ trưởng thành và chín chắn để có thể giải quyết được mọi vấn đề. Vậy nên các bố mẹ cần tâm sự, nói chuyện với các con nhiều hơn về các tình huống và các vấn đề có thể xảy ra trong cuộc sống.
– Các hành vi bạo lực tinh thần sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1,5 triệu đồng; tương ứng với từng hành vi. Ngoài ra; người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; buộc thu hồi tư liệu; tài liệu; tờ rơi; bài viết; hình ảnh; âm thanh xúc phạm danh dự; nhân phẩm nạn nhân. Đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà; ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân; bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp; lành mạnh; nhằm mục đích cô lập; gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; có mức phạt tiền 100.000 – 300.000 đồng.
– Trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng; người có hành vi bạo lực tinh thần bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống; với mức hình phạt nghiêm khắc hơn như cải tạo không giam giữ (đến 2 năm); phạt tù (mức thấp nhất là 3 tháng; mức cao nhất là 7 năm).
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
2, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
Theo quy định trên, hành vi kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Thậm chí, dù không thực hiện thủ tục kết hôn, nhưng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi tổ chức cuộc sống chung; phát sinh mối quan hệ tình cảm và xem nhau như vợ chồng; thì cũng bị xử phạt như hành vi kết hôn.