Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Dịch vụ luật sư

Cầm đồ là gì? Quy định về cầm đồ theo pháp luật hiện hành

Vũ Hà Trang by Vũ Hà Trang
Tháng 6 28, 2021
in Dịch vụ luật sư
0

Có thể bạn quan tâm

Hợp đồng nào không phải đóng BHXH?

Kỷ luật sinh con thứ 3 của viên chức như thế nào?

Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai nhanh

Sơ đồ bài viết

  1. Cầm đồ là gì?
  2. Đặc điểm của cầm đồ
  3. Điều kiện của chủ thể kinh doanh cầm đồ
  4. Điều kiện về cơ sở kinh doanh hoạt động cầm đồ
  5. Câu hỏi thường gặp

Ở Việt Nam, dịch vụ cầm đồ khá phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cửa tiệm cầm đồ trên các con phố. Vậy cầm đồ là gì? loại hình kinh doanh này có hợp pháp không? Nếu muốn kinh doanh cửa hàng cầm đồ thì cần đáp ứng những điều kiện nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Cầm đồ là gì?

Khái niệm chung

Cầm đồ là cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền.

Phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó người cầm đồ giao tài sản cho hiệu cầm đồ để được vay một số tiền nhất định. Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.

Người cầm đồ trả lại khoản tiền vay trong thời hạn quy định và được nhận lại đồ vật đã cầm đồ. Hết thời hạn chuộc lại đã được thỏa thuận; chủ hiệu cầm đồ đương nhiên trở thành chủ sở hữu của vật đó.

Khoản tiền phải trả do các bên thỏa thuận tùy thuộc vào số tiền vay của bên đem tài sản cầm đồ và thời hạn cầm đồ. Trong thời hạn cầm đồ, tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người cầm đồ; chủ hiệu cầm đồ không được định đoạt và sử dụng tài sản đó.

Trên góc độ pháp lý

Chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm cầm đồ. Nhưng, tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện; có quy định về kinh doanh dịch vụ cầm đồ cụ thể như sau:

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ có thể hiểu là kinh doanh dịch vụ cho vay, đối tượng cho vay ở đây là tiền. Mà người vay tiền muốn vay, sẽ phải mang tài sản hợp pháp đến nơi cầm đồ để cầm cố tài sản này.

Nên có thể thấy cầm đồ sẽ thực hiện thông qua hình thức cầm cố tài sản. Trong đó, bên hiệu cầm đồ hay nơi kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ giao kết hợp đồng vay tiền với bên có nhu cầu vay. Phương thức bảo đảm cho hợp đồng vay tiền chính là người vay sẽ giao tài sản cho bên cầm đồ, để vay một khoản tiền nhất định.

Đặc điểm của cầm đồ

Cầm đồ mục đích là để vay tiền; theo đó bên nhận cầm đồ sẽ cho bên cầm đồ một số tiền nhận định. Còn bên cầm đồ phải mang tài sản hợp pháp của mình để cầm cố; đảm bảo cho nghĩa vụ trả tiền.

Để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, bên nhận cầm đồ phải tuân thủ các điều kiện về ngành nghề kinh doanh và điều kiện liên quan đến an ninh trật tự khi kinh doanh dịch vụ này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bên nhận cầm đồ sẽ trả lại tài sản cho bên cầm đồ, sau khi bên cầm đồ hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đã giao kết. Nếu như hết hạn hợp đồng, mà bên cầm đồ vẫn không thanh toán và trả tiền; thì bên nhận cầm đồ có quyền xử lý tài sản cầm cố theo quy định.

Số tiền vay khi cầm đồ, do hai bên tự thỏa thuận cũng như thời hạn trả tiền. Tuy nhiên trong thời gian nhận cầm đồ; tài sản đó vẫn thuộc sở hữu của người cầm đồ và bên nhận cầm đồ không định đoạt và sử dụng nếu đang trong thời hạn theo hợp đồng mà hai bên đã giao kết.

Điều kiện của chủ thể kinh doanh cầm đồ

  • Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây
    + Đối với nguời Việt Nam: đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử
    + Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
  • Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
  • Người chịu trách nhiệm về an ninh; trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ; gây rối trật tự công cộng; cố ý gây thương tích; cho vay lãi nặng; đánh bạc; tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; chiếm giữ trái phép tài sản.

Điều kiện về cơ sở kinh doanh hoạt động cầm đồ

  • Cơ sở kinh doanh không đặt trụ sở tại khu vực thuộc trường hợp cấm của pháp luật: Nhà tập thể; chung cư…
  • Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
  • Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện an ninh trật tự, an toàn công cộng.

Xem thêm: Kinh doanh cầm đồ không phép phạt bao nhiêu?

Hi vọng bài viết “Cầm đồ là gì? Quy định về cầm đồ theo pháp luật hiện hành” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Kinh doanh cầm đồ không phép phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tùy theo mô hình mà có thể lên đến 10.000.000 đồng cho ngành nghề kinh doanh dịch vụ cầm đồ khi không có giấy đăng ký kinh doanh.

Quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản là gì?

Căn cứ Điều 194 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Chủ sở hữu có quyền bán; trao đổi; tặng cho; cho vay; để thừa kế; từ bỏ quyền sở hữu; tiêu dùng; tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu tài sản là gì?

Căn cứ Điều 194 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Cầm đồ là gì?Đặc điểm của cầm đồĐiều kiện của chủ thể kinh doanh cầm đồĐiều kiện về cơ sở kinh doanh hoạt động cầm đồ

Mới nhất

Hợp đồng nào không phải đóng BHXH

Hợp đồng nào không phải đóng BHXH?

by Hương Giang
Tháng 7 30, 2024
0

Bảo hiểm xã hội giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động, khuyến khích họ tham gia đầy đủ...

Kỷ luật sinh con thứ 3 của viên chức

Kỷ luật sinh con thứ 3 của viên chức như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 2 1, 2024
0

Trong xã hội, viên chức là lực lượng lao động chiếm số lượng lớn trong các cơ quan, tổ chức,...

Dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai uy tín

Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai nhanh

by Gia Vượng
Tháng 1 12, 2024
0

Ngày nay, việc giải quyết những thắc mắc liên quan đến tranh chấp đất đai, hướng dẫn khiếu nại về...

Quy định đảng viên đi làm kinh tế

Quy định đảng viên đi làm kinh tế hiện nay ở Việt Nam

by Khánh Dương
Tháng mười một 30, 2023
0

Quy định về hoạt động kinh tế của Đảng viên tại Việt Nam đề cập đến việc Đảng viên tham...

Next Post
Mua bán hóa đơn đỏ bị xử lý thế nào

Mua bán hóa đơn đỏ bị xử lý như thế nào?

Xem bói có vi phạm pháp luật không

Xem bói có vi phạm pháp luật không?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x