Việc làm có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Chính vì vậy, có được công việc phù hợp và ổn định là mong muốn của nhiều người. Khi bạn cảm thấy vị trí công việc không phù hợp với chuyên môn, năng lực, không phù hợp với mình thì bạn có thể làm đơn xin chuyển vị trí công việc. Cách viết đơn xin chuyển bộ phận công tác đơn giản nhất ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Cách viết đơn xin chuyển bộ phận công tác
Đơn xin chuyển bộ phận công tác được sử dụng để thuyết phục quản lý; lãnh đạo công ty cho người lao động được chuyển đến bộ phận; vị trí công việc phù hợp với họ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng năng suất; hiệu quả công việc bởi lẽ khi người lao động được làm việc trong môi trường phù hợp với chuyên môn; năng lực; khả năng của họ thì họ sẽ phát huy được hết sức mình; cống hiến hết mình cho công ty.
Cách viết đơn xin chuyển công tác
– Phần đề gửi ghi phòng nhân sự; ban giám đốc của công ty
– Người làm đơn điền đầy đủ các thông tin liên quan đến bản thân và vị trí công việc hiện tại: họ và tên, chức vụ, bộ phận, vị trí đang công tác tại công ty.
– Trình bày về thực trạng công việc, những thành tựu đạt được trong quá trình làm việc lý do nhằm thuyết phục người sử dụng lao động rằng việc thuyên chuyển vị trí, bộ phận cho người lao động là hợp lý.
+ Những thành tựu đạt được:
Ví dụ: Tôi đã là 1 thành viên lập dự án phát triển hệ thống thông tin mới liên kết với tất cả các bộ phận có liên quan từ kỹ thuật, sản xuất, giữ kho, bán hàng đến kế toán. Từ giai đoạn nghĩ ra và lập ngân sách đến khi triển khai phát triển dự án mất trọn 2 năm. Bây giờ quy trình quản lý giữa các bộ phận đã cải tiến đáng kể.
+ Những lý do thuyên chuyển công tác của người lao động được đề cập sau đây:
Một số vị trí đòi hỏi kỹ năng đặc biệt, năng lực và chuyên môn của các nhân viên được thuyên chuyển.
Một bộ phận thiếu nhân viên trong khi bộ phận khác lại thừa nhân viên. Vì vậy, nhân viên được chuyển công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác.
Có sự xung đột giữa cấp trên và cấp dưới hoặc giữa hai nhân viên với nhau.
Tại sao nên viết đơn xin chuyển bộ phận công tác?
Thứ nhất, có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc mới. Thay đổi bộ phận làm việc là cơ hội để bạn làm quen với những môi trường và phong cách làm việc mới. Thông qua những trải nghiệm ở công việc mới mà bạn tìm ra những giới hạn mới của bản thân; thực sự hiểu được bản thân muốn gì và làm gì giỏi nhất.
Thứ hai, phát huy những năng lực tiềm ẩn của bản thân. Mỗi vị trí đều có những đặc thù công việc khác nhau; đòi hỏi bạn phải nỗ lực không ngừng để kịp thời thích nghi. Khi làm việc ở vị trí mới; bạn sẽ học được nhiều kỹ năng mới để hoàn thành tốt công việc của mình. Một khi bạn tích lũy được đủ kỹ năng cần thiết; bạn sẽ có cơ hội tìm kiếm một cấp bậc công việc cao hơn. Nên nhớ rằng; người lãnh đạo giỏi là người có thể làm tốt công việc ở nhiều vị trí.
Thứ ba, cải thiện khả năng làm việc đội nhóm và mở rộng mối quan hệ. Bất kể sự thăng tiến nào trong công việc ngoài trình độ chuyên môn cũng cần đến một mạng lưới các mối quan hệ hiệu quả. Trong công việc, bạn sẽ thường xuyên phải va chạm, tiếp xúc với những đồng nghiệp khác. Vì thế, thay đổi đơn vị công tác chính là cơ hội để bạn giao lưu với nhiều người mới hơn. Nếu bạn biết tận dụng những mối quan hệ này, con đường sự nghiệp của bạn cũng sẽ tươi mới hơn.
Mẫu đơn xin chuyển bộ phận công tác
Mẫu số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày… tháng… năm…
ĐƠN XIN CHUYỂN VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
Căn cứ: Hợp đồng lao động số ……
– ……… (Phần này ghi các căn cứ văn bản cho đề nghị thay đổi vị trí công việc)
Kính gửi:
– Công ty ……
– Phòng Nhân sự
– Ban Giám đốc
Tôi là: ……
Đang làm việc tại bộ phận: ……
Từ năm: ……
Nội dung: …
Đề nghị, quý công ty/ quý ông/ quý bà ………
(Phần này đưa ra nhưng yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người lao động về một vị trí, bộ phận làm việc mới mong muốn cụ thể nhất có thể)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CHUYỂN BỘ PHẬN LÀM VIỆC
Kính gửi: Phòng nhân sự công ty …
Tôi tên là:…
Hiện đang công tác tại bộ phận:…
Với chức vụ:…
Trong quá trình công tác, tôi đã đạt được những thành tựu:…
Tôi viết đơn này xin được chuyển bộ phận làm việc sang đơn vị:…
Lý do:
Hy vọng rằng Ban lãnh đạo và Phòng nhân sự sẽ xem xét cho tôi được chuyển bộ phận làm việc được như nguyện vọng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…, ngày … tháng … năm …
Người làm đơn
(Ký tên)
Mẫu số 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN CHUYỂN VỊ TRÍ LÀM VIỆC
Kính gửi: Ban giám đốc công ty …
Tôi tên là:…
Hiện đang giữ chức vụ:…
Tại bộ phận:…
Tôi đã làm việc từ năm … và hiện tại đang có mong muốn được thuyên chuyển vị trí công tác sang bộ phận … với lý do …
Tôi cam kết rằng trước khi được chấp thuận, tôi sẽ nghiêm túc thực hiện các công việc và bàn giao đầy đủ cho phòng ban đang công tác.
Tôi mong được Ban giám đốc chấp thuận đề nghị này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…, ngày … tháng … năm …
Người làm đơn
(Ký tên)
Có thể bạn quan tâm
- Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm có làm sao không?
- Mã vạch 694 của nước nào trên thế giới hiện nay?
- Mẫu đơn đề nghị tạm hoãn xét tốt nghiệp mới nhất
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Cách viết đơn xin chuyển bộ phận công tác đơn giản nhất. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tuyên bố giải thể công ty, giải thể công ty, thành lập công ty cổ phần, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, vị trí chuyển phải phù hợp với năng lực hiện có.
Thứ hai, thời điểm xin luân chuyển.
Thứ ba, bạn phải bảo đảm hiệu suất làm việc của mình luôn ổn định.
Đơn xin chuyển công tác về gần nhà thường được người lao động, cán bộ, viên chức,…viết khi có nhu cầu xin chuyển công tác tại đơn vị mình đang công tác về gần nhà để tạo thuận lợi cho công việc.