Tra cứu thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia đang được nhiều bạn đọc quan tâm. Vậy cách tra cứu thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Thông tin cá nhân là gì?
Thông tin cá nhân (TTCN) là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
Cách tra cứu thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được vận hành từ rất lâu và gần đây bổ sung nhiều tính năng mới, như là hỗ trợ tra cứu bằng chứng minh nhân dân (CMND) hay căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách tra cứu thông tin cá nhân trên hệ thống này để làm các thủ tục giấy tờ cần thiết.
Bên cạnh đó, những người đã làm căn cước công dân (CCCD) gắn chip nhưng chưa nhận được thẻ vì lý do sai dữ liệu cũng có thể xem thông tin nào chưa chính xác để chủ động yêu cầu Công an cập nhật lại.
Các bước tra cứu thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú > Chọn Đăng nhập
- Bước 2: Đăng nhập bằng tài tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia của bạn.
- Bước 3: Tại đây các bạn chọn vào mục Thông tin công dân.
- Bước 4: Bây giờ bạn nhập tất cả các mục mà trang đang yêu cầu và chọn vào Tìm kiếm.
- Bước 5: Sau đó bạn chỉ cần kéo xuống bên dưới là đã có thể xem được thông tin cá nhân như: Dân tộc, Tôn giáo, Nhóm máu, Nơi đăng ký khai sinh, Nơi ở thường trú, Quê quán, Nơi ở hiện tại, Thông tin gia đình, Thông tin chủ hộ,…
Cách tra cứu căn cước công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia
Người dân có thể dùng CMND/CCCD để tra cứu thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia và đăng ký các thủ tục hành chính online.
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được vận hành từ tháng 7/2021 và gần đây bổ sung nhiều tính năng mới, như hỗ trợ tra cứu bằng chứng minh nhân dân (CMND) hay căn cước công dân (CCCD). Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách tra cứu thông tin cá nhân trên hệ thống để làm các thủ tục giấy tờ cần thiết. Bên cạnh đó, những người đã làm căn cước công dân (CCCD) gắn chip nhưng chưa nhận được thẻ vì lý do sai dữ liệu cũng có thể xem thông tin nào chưa chính xác để chủ động yêu cầu cập nhật lại.
Để bắt đầu tra cứu thông tin, người dùng cần vào trang web https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn, sau đó đăng nhập bằng tài khoản cá nhân. Nếu chưa có tài khoản, người dùng có thể đăng ký theo số thuê bao di động, thẻ Bảo hiểm xã hội hoặc tài khoản do Bưu điện Việt Nam cấp. Dưới đây là ba bước để đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Sau khi đã có tài khoản và đăng nhập vào hệ thống. Người dùng vào mục “Thông tin công dân”, nhập các trường bắt buộc như: Họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD để tra cứu thông tin.
Bên cạnh những thông tin cơ bản, hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về: Tình trạng hôn nhân, nhóm máu, quê quán, nơi đăng ký khai sinh, địa chỉ thường trú, tạm trú… Trong phần thông tin gia đình, người dùng có thể xem các thông tin liên quan đến cha, mẹ, vợ/chồng và người đại diện hợp pháp.
Ngoài việc tra cứu thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia, trên cổng dịch vụ công Quốc gia người dân cũng có thể đăng ký thường trú, tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng hoặc các dịch vụ liên quan đến cấp/phát căn cước công dân như cấp mới, đổi thẻ hoặc xác nhận thông tin liên quan.
Sau khi gửi yêu cầu, người dùng có thể theo dõi hồ sơ đã được tiếp nhận chưa, tiến độ xử lý, hồ sơ bị trả về hoặc chỉnh sửa hồ sơ nếu có thay đổi. Người dân có thể tra cứu thông tin trên máy tính hoặc điện thoại.
Ưu điểm của hệ thống là giao diện dễ dùng, dễ dàng tra cứu. Tuy nhiên, một số người dùng phản ánh thông tin của họ vẫn được cập nhật muộn dù đã có thay đổi trước đó vài tháng.
Mời bạn xem thêm:
- Thứ tự xe ưu tiên qua ngã tư được quy định như thế nào?
- Thứ tự xe ưu tiên được quy định cụ thể như sau theo quy định 2022
- Xe nào ưu tiên nhất theo quy định mới 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Cách tra cứu thông tin cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu… của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Phần mềm quản lý công dân toàn quốc được cập nhật các khai báo bệnh tật khi người dân qua trạm kiểm soát đại dịch.
– Điểm khác biệt lớn nhất là thông tin kê khai của họ sẽ được xác định và so sánh với thông tin đã lưu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp đảm bảo việc kê khai của họ là chính xác.
– Cụ thể, khi công dân đăng ký tờ khai y tế tại https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn trước khi qua các trạm kiểm soát dịch, hệ thống sẽ cung cấp cho họ một mã QR. Tại các trạm kiểm soát, nhân viên cảnh sát sẽ kiểm tra thông tin trên hệ thống và cho họ đi qua.
– Dữ liệu được xử lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau đó truyền đạt cho chính quyền phường, xã để quản lý thông tin, từ đó truy tìm di biến động của người dân dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, giúp tiết kiệm chi phí trước tình hình dịch bệnh hiện nay và dự báo diễn biến dịch. các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát phù hợp.
– Phần mềm cũng sẽ giúp cơ quan quản lý quản lý dữ liệu công dân đã tiêm vắc xin COVID-19 mà không cần đầu tư xây dựng hệ thống quản lý mới.
– Hệ thống đã được thử nghiệm tại Bệnh viện St Paul Hà Nội và cho thấy hiệu quả. Nó đã được người dân địa phương và cán bộ y tế của bệnh viện đánh giá cao.
– Sau thời gian thử nghiệm, hệ thống vắc xin E sẽ tiếp tục được cải tiến, hoàn thiện và Bộ Y tế có thể sử dụng trên nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 của Bộ.
– Chính phủ yêu cầu thường xuyên rà soát cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đảm bảo tính kết nối, chia sẻ và hiệu quả. Các bộ, ngành có thể sử dụng thông tin liên quan trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không cần đầu tư để tiết kiệm kinh phí.
Khoản 2 Điều 22 Luật công nghệ thông tin quy định “tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó”. Thêm vào đó, “cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân”.
Khoản 4 Điều 65 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có quy định:
“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin;
b) Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác;
c) Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo“.