Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 109/2021/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2016/TT-BQP quy định vềchế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong đó có chế độ phụ cấp thâm niên.
Cách tính thâm niên quân đội khi nghỉ hưu hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cách tính thâm niên quân đội khi nghỉ hưu
Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 224/2017/TT-BQP quy định:
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên là tổng của thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội nhân dân Việt Nam và thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác.
Chế độ phụ cấp thâm niên hiện nay đối với quân nhân cụ thể như sau: Quân nhân có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Khoảng thời gian không được tính phụ cấp thâm niên cho quân nhân chuyên nghiệp
Trong khoảng thời gian hoạt động trong quân ngũ nếu có khoảng thời gian thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP dưới đây sẽ được trừ ra khỏi tổng thời gian tính thâm niên.
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện phụ cấp thâm niên cho quân nhân chuyên nghiệp
Căn cứ Điều 5 Thông tư 224/2017/TT-BQP:
- Đối với đơn vị dự toán, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên do Ngân sách Quốc phòng đảm bảo và hạch toán vào Mục 6100, Tiểu mục 6115, Tiết mục: 10 (Sĩ quan), 20 (Quân nhân chuyên nghiệp), 30 (Công nhân quốc phòng), 40 (Viên chức quốc phòng); Ngành 00 “Phụ cấp thâm niên khác”.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên được hạch toán vào nguồn kinh phí của đơn vị theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đối với doanh nghiệp, kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên được hạch toán vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (được hạch toán bổ sung phần tăng thêm do truy lĩnh từ ngày 01 tháng 7 năm 2016).”
Như vậy kinh phí thực hiện phụ cấp thâm niên cho quân nhân chuyên nghiệp sẽ do Ngân sách Quốc phòng đảm bảo.
Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu sẽ được hưởng các chế độ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 thì trường hợp bác là quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu sẽ được hưởng các chế độ như sau:
- Lương hưu được tính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của Luật này;
- Trường hợp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật còn được hưởng trợ cấp một lần;
- Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
Quy định cách tính lương hưu cho sĩ quan chuyển ngành
Căn cứ điểm a, điểm c Khoản 3, Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, trường hợp, người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp, người lao động đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Chế độ chuẩn bị hưu đối với quân nhân chuyên nghiệp
Theo Điều 9 Thông tư số 113/2016/TT-BQP, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quyết định nghỉ hưu, được nghỉ chuẩn bị hưu (nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình) như sau:
a) Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng;
b) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng không nghỉ chuẩn bị hưu (hưởng lương hưu ngay) hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định, thì khi nghỉ hưu được hưởng khoản tiền chênh lệnh giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Cư trú.
Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần thực hiện theo quy định tại Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 200 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do Quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.
Như vậy, chế độ nghỉ chuẩn bị hưu của quân nhân chuyên nghiệp được thực hiện theo các quy định trên. Trong trường hợp quân nhân chuyên nghiệp có đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng không nghỉ chuẩn bị hưu (mà hưởng lương hưu ngay) thì khi nghỉ hưu sẽ được hưởng khoản tiền chênh lệnh giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về chủ đề: Cách tính thâm niên quân đội khi nghỉ hưu hiện nay
Để có thêm thông tin về dịch vụ: đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, tạm ngừng kinh doanh, thay đổi tên trong giấy khai sinh, hợp thức hóa lãnh sự, …của Luật sư X, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên:
1. Giải quyết cho quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền nghỉ theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 224/2017/TT-BQP.
2. Quyết định thời điểm, thời gian, tỷ lệ nghỉ phép hằng năm đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
1. Nghỉ hưu.
2. Phục viên.
3. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
4. Chuyển ngành.
Quân nhân chuyên nghiệp có quyết định thôi phục vụ tại ngũ, được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
b) Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
c) Đủ 40 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên quy định tại Thông tư số 213/2016/TT-BQP ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ Quốc phòng quy định chức danh chiến đấu viên trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân mà Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được.