Đối với nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì không ít người trong số đó đặt ra câu hỏi về cách tính lương hưu bảo hiểm hiểm xã hội cũng như các điều kiện để được hưởng lương khi tham gia bảo hiểm. Bài viết dưới đây luật sư X sẽ hướng dẫn cụ thể và giải đáp các thắc mắc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về những điều kiện để hưởng lương khi tham gia BHXH tự nguyện. Căn cứ theo Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động 2019 thì người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi:
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Từ những quy định trên, về độ tuổi, người lao động nghỉ hưu phải đủ 60 tuổi 06 tháng với lao động nam, đủ 55 tuổi 08 tháng với lao động nữ.
Trường hợp đã đủ điều kiện trên theo quy định những thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để có thể hưởng lương hưu
Mức hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện, được tính cụ thể như sau:
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Từ quy định trên, công thức tính lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện là:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó:
– Tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015:
Với lao động nữ
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Với lao động nam
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH. Năm 2021 được tính là 19 năm đóng BHXH, từ 2022 trở đi là 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
– Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 134/2015:
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
Trong đó, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.
Ví dụ: Tính đến tháng 04/2021, ông H đủ tuổi về hưu theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 (đủ 60 tuổi 03 tháng). Ông đã đóng BHXH tự nguyện với mức đóng bình quân là 2,5 triệu đồng/tháng, tính đến thời điểm đủ tuổi về hưu là 24 năm.
– 19 năm đầu tham gia sẽ được hưởng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
– Từ năm thứ 20 đến năm thứ 24 là 05 năm được hưởng thêm: 5 x 2% = 10%
– Tổng 02 tỷ lệ là: 45% + 10% = 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính bằng mức bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian đóng BHXH. Ông K đóng với mức 2,5 triệu đồng/ tháng.
Vậy, mức hưởng lương hưu của ông H = 55% x 2,5 triệu đồng = 1,375 triệu đồng/tháng.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Theo đó, việc tham gia loại hình bảo hiểm này là hoàn toàn tự nguyện, người lao động có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia.
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm các chế độ nào?
Khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ:
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất. Với các chế độ này, người tham gia có thể đảm bảo cuộc sống cho mình khi không thể tiếp tục làm việc.
Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi do không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
Tuy nhiên, nếu muốn nhận lương hưu khi về già để có chỗ dựa kinh tế, người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập cty, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, hưởng lương hưu (khi nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên và có từ đủ 20 năm đóngbảo hiểm xã hội trở lên).
Thứ hai, được cấp thẻ bảo hiểm y tế, để khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế khi đang hưởng lương hưu.
Thứ ba, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với quỹ bảo hiểm xã hội.
Thứ tư, người đang hưởng lương hưu, hoặc đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 5 năm trở lên khi qua đời thì thân nhân được hưởng tiền mai táng phí và tiền tuất một lần.
Thứ năm, được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với thời gian hỗ trợ tối đa là 10 năm.
Thứ sáu, thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội đều được ghi nhận để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia.