Xin chào Luật sư. Tôi tên là Nhật. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78? Các trường hợp cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78
Căn cứ theo Điểm e Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì:
“e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.”
- Hóa đơn điều chỉnh giảm được ghi số âm (-).
- Đối với hóa đơn bị sai tên công ty, địa chỉ nhưng mã số thuế đúng thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, không cần lập hóa đơn điều chỉnh
Lưu ý về xuất hóa đơn điều chỉnh giảm
Nếu điều chỉnh giảm cho các hóa đơn cũ đã lập theo nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì không xuất hóa đơn điều chỉnh giảm mà lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ (Theo khoản 6, điều 12 thông tư 78/2021/NĐ-CP)
Các trường hợp cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm
Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm là việc mà kế toán thực hiện để ghi nhận giảm giá trị của một hóa đơn khác (đã được lập trước đó). Một số trường hợp xuất hóa đơn điều chỉnh giảm, bao gồm:
- Trường hợp 1: Viết sai hóa đơn
Căn cứ theo điều 19 nghị định 123/2020/NĐ-CP và điều 7 thông tư 78/2021/TT-BTC thì trường hợp hóa đơn có sai sót về các thông tin làm giá trị hóa đơn (sai về thành tiền, thuế suất, tiền thuế,…) cao hơn so với thực tế thì doanh nghiệp cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc xuất hóa đơn thay thế. Việc xuất hóa đơn điều chỉnh giảm như trường hợp này là một trong các cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai mà kế toán doanh nghiệp áp dụng thực hiện.
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp giảm giá hàng bán
Trường hợp sau khi lập hóa đơn và hạch toán doanh thu, doanh nghiệp phát hiện hàng lỗi, chất lượng thấp và quyết định giảm giá cho khách hàng thì sẽ phát hành một hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị cho hóa đơn ban đầu.
- Trường hợp 3: Doanh nghiệp thực hiện chương trình chiết khấu thương mại
Nếu số tiền chiết khấu cuối cùng khi kết thúc chương trình bán hàng lớn hơn các khoản đã giảm trước đó cho KH thì kế toán được lập hóa đơn điều chỉnh giảm.
Trường hợp 4: Doanh nghiệp thực hiện quyết toán cuối cùng của công trình xây dựng lắp đặt phát hiện giá trị quyết toán thấp hơn giá trị tạm tính.
Cách xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm theo thông tư 78
Các bước thực hiện xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo thông tư 78 như sau:
Bước 1: Ghi lý do điều chỉnh giảm
- Chọn mục Lập hóa đơn điều chỉnh.
- Chọn hóa đơn sai sót gốc => trên màn hình xuất hiện hóa đơn điều chỉnh đã kế thừa các dữ liệu từ hóa đơn gốc.
- Kế toán doanh nghiệp ghi lý do điều chỉnh hóa đơn gốc.
Bước 2: Viết nội dung trên hóa đơn điều chỉnh giảm
Nguyên tắc điều chỉnh nội dung: Sai ở đâu sửa ở đó. Lưu ý: Không ghi các nội dung đúng lên hóa đơn điều chỉnh mà chỉ ghi nhận các thông tin cần điều chỉnh.
Bước 3: Ký số và gửi hóa đơn cho người mua
- Trường hợp hóa đơn không có mã của cơ quan thuế: Phát hành hóa đơn => Ký số hóa đơn => Gửi cho người mua
- Trường hợp hóa đơn có mã của cơ quan thuế: Phát hành hóa đơn => Ký số hóa đơn => Gửi cho cơ quan thuế để được cấp mã => Gửi cho người mua.
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng combo phần mềm kế toán và phần mềm hoá đơn điện tử để trải nghiệm tiện ích trong quá trình làm việc cũng như đảm bảo đáp ứng lộ trình sử dụng hoá đơn điện tử của Tổng cục Thuế. Đặc biệt, nếu sử dụng 2 phần mềm đến từ cùng một nhà cung cấp sẽ thu được nhiều lợi ích hơn cả.
Yêu cầu nghiệp vụ lập hóa đơn điều chỉnh
1. Trường hợp hóa đơn chỉ sai thông tin khách hàng (tên, địa chỉ người mua), nhưng đúng MST của người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh bằng giấy/điện tử và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
2. Trường hợp hóa đơn điện tử đã phát hành và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc cả người mua và người bán chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì lập biên bản thỏa thuận v/v lập hóa đơn thay thế, xóa bỏ hóa đơn bị sai và lập hóa đơn thay thế.
3. Hóa đơn điện tử đã phát hành và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì cần lập hóa đơn điều chỉnh theo đúng theo quy định thuế. Các trường hợp phải lập hóa đơn điều chỉnh gồm:
– Trường hợp điều chỉnh thông tin chung gồm các điều chỉnh về MST của người mua, mặt hàng, dịch vụ (như mã hàng, tên hàng, ĐVT), sai kỳ/tháng trên hóa đơn => Lập hóa đơn điều chỉnh bổ sung thông tin, và hóa đơn này không kê khai lên Bảng kê thuế bán ra.
– Trường hợp điều chỉnh các thông tin giá trị tiền trên hóa đơn:
- Trường hợp Điều chỉnh tăng tiền hàng (Thành tiền), tăng thuế GTGT (Tiền thuế) => Lập hóa đơn điều chỉnh tăng và chỉ ghi số tiền muốn điều chỉnh tăng (gồm đơn giá, thành tiền, tiền thuế).
- Trường hợp Điều chỉnh giảm tổng tiền hàng (thành tiền), giảm tiền thuế, giảm chiết khấu do giảm thuế suất, đơn giá, chiết khấu=> Lập hóa đơn điều chỉnh giảm và hóa đơn điều chỉnh giảm không được ghi số âm (-).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, trích lục kết hôn tại đại sứ quán, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Cách đóng dấu treo trên hóa đơn điện tử thế nào?
- Hóa đơn điện tử có cần chữ ký người mua hàng không?
- Những hóa đơn nào không cần đóng dấu theo QĐ?
Các câu hỏi thường gặp
Ngày 23/11/2015, Tổng Cục Thuế ban hành Công văn 4943/TCT-KK hướng dẫn về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế.Theo đó, việc kê khai hóa đơn điều chỉnh được hướng dẫn như sau:
Khi người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng và hai bên đã kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Sau đó, bên bán và bên mua phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại một phần hoặc toàn bộ, điều chỉnh giá trị hàng hóa bán ra thì phải lập hóa đơn trả lại hàng hoặc lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định.
Căn cứ hóa đơn trả lại hoặc hóa đơn điều chỉnh thì tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hoặc phát sinh hóa đơn điều chỉnh:
+ Bên bán kê khai điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra.
+ Bên mua điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào.
Ngoài ra, Công văn này còn hướng dẫn một số nội dung về khai thuế GTGT đối với dự án đầu tư, mẫu biểu hồ sơ khai bổ sung…
Theo quy định tại khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Tại công văn 4943/TCT-KK ngàỵ 23/11/2015 của Tổng Cục Thuế về việc hướng dẫn một số vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế có quy định:
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người nộp thuế phát hiện hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước bị bỏ sót chưa kê khai thì thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung như sau:
– Đối với người bán: hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, Điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định.
Theo quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghi định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Hủy hóa đơn sai sót
Căn cứ tại khoản 1; 2 Điều 9 Nghi đinh 123/2020/NĐ-CP quy định: Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 Nphị định 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ. Người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẩu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghi đinh 123/2020/NĐ-CP; Nếu lập hóa đơn mới không cần phải chờ thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.
Chú ý: Hóa đơn điện tử đã hủy nhưng vẫn phải lưu trữ theo thời gian quy định của pháp luật.