Việc mua nhà hay một mảnh đất là vấn đề cần xem xét cẩn thận bởi đây là loại tài sản lớn, có thể mất cả đời người để tích cóp mua được. Khi đứng trước quyết định mua nhà, nhiều người thường mù mờ ở bước thanh toán tiền cho bên bán. Nên sử dụng cách thanh toán tiền mua nhà nào cho an toàn và đúng pháp luật, tránh gặp trường hợp bị người bán lừa gạt hay ăn chênh lệch? Mọi người có thể lựa chọn giao dịch qua ngân hàng. Cùng Luật sư X tìm hiểu cách giao dịch mua nhà qua ngân hàng qua bài viết dưới đây.
Cách giao dịch mua nhà qua ngân hàng
Thanh toán tiền thông qua ngân hàng trong giao dịch mua bán nhà đất hiện nay không còn xa lạ. Và khách hàng càng lựa chọn nhiều hơn trong những năm gần đây. Việc chọn lựa như vậy đã mang lại hiệu quả cao trong giao dịch cũng như tạo sự tin tưởng cho người có nhu cầu sử dụng.
Thông thường, chủ sở hữu sẽ lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Nhưng thực tế thường phát sinh những rủi ro cho chủ nhà. Hoặc một phần là xuất phát từ nhu cầu của bên mua. Do đó, trong giao dịch mua bán nhà đất hình thành nên hình thức thanh toán thông qua ngân hàng, cụ thể trong các trường hợp sau đây:
Bên bán nhận tiền thanh toán bán nhà đất thông qua ngân hàng để đảm bảo an toàn
Tại Việt Nam, tấc đất tấc vàng. Một giao dịch mua bán nhà đất trung bình giá từ vài tỷ lên tới vài chục tỷ là hoàn toàn bình thường. Nếu nhận thanh toán bằng tiền mặt, bên bán sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Cụ thể là các vấn đề như việc kiểm đếm tiền tiêu tốn rất nhiều thời gian, không tránh được tiền giả, tiền rách. Điều quan trọng là khi mang tiền về cất giữ có thể bị mất bất cứ khi nào.
Do đó, để đảm bảo an toàn, bên bán nên yêu cầu bên mua thanh toán tiền vào thẳng tài khoản của mình.
Lựa chọn ngân hàng làm bên trung gian trong việc thanh toán tiền mua bán nhà
Bên mua thường lo sợ nếu trong quá trình đăng ký sang tên gặp trục trặc. Đó là một số vấn đề như nhà đất nằm trong diện quy hoạch, nhà đất bị tranh chấp. Nên để yên tâm thực hiện giao dịch, nhiều chủ sở hữu phải đồng ý hình thức thanh toán qua ngân hàng. Sau khi ký hợp đồng công chứng mua bán, hai bên liên hệ ngân hàng để mở tài khoản. Bên mua sẽ chuyển tiền vào tài khoản này. Nhưng, số tiền này chưa được ngân hàng giải ngân mà phải đợi đến khi bên mua nhận được sổ.
Với bên bán, để tránh rủi ro, nên lựa chọn ngân hàng có uy tín. Và nên ký kết hợp đồng ba bên với cả bên mua và ngân hàng. Trong đó quy định những nội dung trên một cách rõ ràng để có cơ sở nếu hai bên còn lại vi phạm hợp đồng. Ví như trường hợp bên mua nhận được sổ mà ngân hàng chưa chịu giải ngân cho người bán.
Ngân hàng thanh toán tiền mua nhà cho bên bán khi bên mua đưa nhà đất làm tài sản thế chấp cho ngân hàng
Đối với trường hợp bên mua khó khăn về mặt tài chính mà lại có nhu cầu mua nhà, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho bên mua vay tiền. Tuy nhiên bên mua phải đưa chính căn nhà đó là tài sản bảo đảm cho việc thế chấp.
Điều này có nghĩa bên bán cũng sẽ không lấy được tiền ngay sau khi ký công chứng. Bên bán phải đợi đến khi bên mua nhận được sổ thì ngân hàng mới giải ngân. Thời điểm giải ngân cụ thể phụ thuộc vào việc các bên thỏa thuận. Thông thường ngân hàng sẽ không thanh toán sớm. Ngân hàng không giải ngân nếu như bên mua chưa hoàn tất thủ tục đăng ký sang tên. Do đó, bên bán phải suy nghĩ thật ký trước khi đồng ý hình thức thanh toán này.
Như vậy, đối với ba trường hợp thanh toán tiền mua bán nhà đất thông qua ngân hàng, thì chỉ có trường hợp thứ nhất là có lợi cho người bán. Còn trường hợp thứ hai và ba sẽ là rủi ro. Đó là trường hợp bên mua lật lọng hoặc lựa chọn phải ngân hàng không uy tín. Nếu các bên đã đồng ý lựa chọn, đương nhiên phải trả phí dịch vụ cho ngân hàng. Đồng thời cũng phải chi trả lãi suất nếu bên mua thế chấp tài sản tại ngân hàng. Nhưng để giải quyết bài toán khi một bên muốn bán và một bên muốn mua thì việc lựa chọn ngân hàng là giải pháp thì chính là phương án hợp lý nhất cho những người có nhu cầu.
Mặc dù vậy, cả hai bên nên thận trọng khi giao dịch thông qua ngân hàng.
Quy định về giao dịch mua nhà qua ngân hàng
Chính phủ đã có chính sách thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai nhiều năm qua và đây là chủ trương lớn để đưa kinh tế phát triển hiệu quả, minh bạch. Đề xuất giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng được Tổng cục Thuế tham mưu cho Bộ Tài chính nhằm chống thất thu thuế trong lĩnh vực này.
Trong văn bản liên quan tránh thất thu thuế kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính vừa đề nghị ngành công an phối hợp các cục thuế để điều tra, xử lý việc trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Đề nghị này được đưa ra trước thực trạng khai giá chuyển nhượng thấp hơn giá bán của chủ đầu tư để lách thuế diễn ra rất phổ biến. Thông thường, hai bên sẽ làm một hợp đồng giá thấp để kê khai thuế và một phụ lục hợp đồng khác ghi đúng giá thực tế.
Song song đó, quy định cũng yêu cầu các đơn vị giao dịch trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng (NH) mới được khấu trừ thuế. Vì vậy, quy định giao dịch bất động sản (BĐS) phải thông qua NH không có gì mới hay đột ngột. BĐS vừa là hàng hóa vừa là tài sản lớn càng cần được kiểm soát để minh bạch. Đối với người mua hay bán BĐS, việc thanh toán qua NH chỉ có lợi, an toàn cho cả đôi bên. Đó là hạn chế rủi ro cho cả người mua lẫn người bán, nâng tầm thị trường BĐS và giúp cơ quan quản lý nhà nước có nhiều số liệu nghiên cứu mang tầm vĩ mô về giá cả, xu hướng, vốn hóa của thị trường.
Việc giao dịch một loại hàng hóa vài trăm triệu đồng đến vài chục tỉ đồng nếu nói sợ tốn phí chuyển khoản thì nghe chưa hợp lý. Nhưng để khuyến khích người dân thì NH Nhà nước có thể đưa ra mức trần phí giao dịch chuyển khoản cho các hoạt động này. Ở nhiều nước, nhất là Mỹ, giao dịch BĐS chỉ được thực hiện thông qua đơn vị môi giới được cấp phép và mọi thanh toán đều phải qua NH. Bản thân các NH có thể cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán như sau khi công chứng thì đã khoanh số tiền của người mua và khi bên bán hoàn tất thủ tục chuyển nhượng thì mới được nhận tiền. Tương tự, nếu người giao dịch nhà cửa mà có cả NH tham gia cho vay thì sau khi thẩm định pháp lý đầy đủ mới giải ngân. Để thực hiện hiệu quả quy định này, cần có sự phối hợp của các cơ quan. Chẳng hạn Sở TN-MT khi thực hiện thủ tục sang tên sở hữu thì phải yêu cầu có giấy xác nhận thanh toán từ NH hoặc người mua phải có giấy xác nhận từ NH thì mới được nhận bản chính sổ đỏ hoặc sổ hồng…
Do BĐS là tài sản đặc biệt, có giá trị lớn nên quy định này cần sớm ban hành để chống thất thu thuế. Trên thực tế, việc tồn tại 2 giá trong giao dịch BĐS từ nhiều năm nay, ai cũng thấy mà không có biện pháp gì. Quy định bắt buộc thanh toán qua tài khoản NH cũng có thể xảy ra hiện tượng thông đồng giữa người mua và bán kê khai 2 giá, giá tính thuế thấp hơn so với giao dịch để đóng thuế thấp hơn. Thế nhưng ở đây, người bán và mua đều gặp rủi ro trong giao dịch, chẳng hạn nhà 5 tỉ đồng mà thương lượng chuyển khoản 4 tỉ đồng, còn 1 tỉ đồng nhận tiền mặt, trong trường hợp tranh chấp xảy ra thì rủi ro lớn là sẽ mất số tiền mặt này. Hơn nữa, cả người mua và bán đều vi phạm pháp luật là thông đồng để giảm số thuế đóng cho nhà nước. Vì vậy, sẽ có nhiều người không dám mang tiền mặt giao dịch.
Thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển khoản các giao dịch BĐS là hình thức văn minh, cần được khuyến khích trong xã hội. Tuy nhiên nếu nói dùng biện pháp này để chống thất thu thuế trong hoạt động mua bán nhà đất thì tính khả thi chưa cao khi tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế. Nếu chỉ triển khai vài biện pháp chắp vá thì khó giải quyết được vấn đề này. Việc thất thu ngân sách lớn nhất là khi không thể quản lý được giá trong giao dịch. Do cơ sở dữ liệu về giá của nhà nước cũng chưa có hoặc chưa cập nhật nên khó xác định được đâu là giá thị trường.
Lưu ý khi giao dịch mua nhà
Nhà đất là một tài sản cực kỳ có giá trị mà không phải ai cũng dễ dàng sở hữu, đó có thể là mơ ước phấn đấu cả đời người. Sau khi đi xem các căn nhà, căn hộ chung cư ở đủ mọi vị trí, bạn ra quyết định mua một căn nhà bạn thích nhất, phù hợp nhất thì bước tiếp theo làm thế nào để để mua, cách thanh toán thế nào nhỉ. Tâm lý e ngại giao dịch chuyển khoản mua nhà qua ngân hàng, thích trả tiền mặt hơn và nhận tiền tươi ngay khi giao dịch mua bán bất động sản … là câu hỏi chung gây khó khăn khi bạn có ý định mua nhà và thế chấp chính nhà mua, khi không đủ tiền mua nhà và cần vay tiền ngân hàng.
Về phương diện của người bán nhà, chủ nhà đất: Nếu như bạn ngại giao dịch chuyển khoản với ngân hàng, đồng nghĩa với việc bạn đang mất đi cơ hội bán nhà nhanh giá tốt. Về phương diện người đi mua nhà, nếu thuận theo tâm lý của chủ nhà và không chịu thanh toán tiền mua nhà qua ngân hàng có đồng nghĩa với việc bạn đang mất đi cơ hội sở hữu nhà mua trả góp ưng ý giá rẻ, ngoài ra còn gánh thêm rủi ro phiền toái như: Bên bán nhà không uy tín, không cập nhật được tên trên sổ sau khi đã chuyển hết tiền mua nhà, dỡ khóc dỡ cười chẳng biết giải quyết ra sao. Hàng ngày, giao dịch tài chính diễn ra rất nhiều nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mọi người. Một trong những giao dịch thường xuyên được chấp hành là giao dịch chuyển tiền. Trong đó, việc chuyển tiền cùng ngân hàng không quá phức tạp và không tốn nhiều chi phí lại tiết kiệm thời gian. Chỉ có thanh toán chuyển tiền khác ngân hàng tạo cho khách hàng nhiều băn khoăn.
Điều đầu tiên khi bạn mua nhà đó là hãy kiểm tra tính pháp lý của ngôi nhà sắp mua. Hãy cẩn thận xem ngôi nhà có nằm trong diện quy hoạch không, có trong diện tranh chấp không, hoặc có vướng phải bất cứ vấn đề pháp lý nào không (chẳng hạn như: nhà thuộc diện thừa kế, nhà đồng sở hữu…). Để giải quyết điều này, bạn có thể kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất tại phòng Tài nguyên Môi trường của Quận – Huyện, đồng thời kiểm tra vấn đề tranh chấp tại Ủy ban nhân dân phường/xã nơi bạn mua nhà.
Sau khi đã kiểm tra tính pháp lý của ngôi nhà xong, bạn sẽ bước đến giai đoạn thương lượng giá. Bước này cũng khá quan trọng, nó sẽ quyết định bạn có mua được nhà giá tốt hay không. Bạn nên hỏi các nhà xung quanh xem lý do bán nhà của chủ nhà là gì. Một khi đã hiểu về nguyên nhân bán nhà, bạn sẽ có rất nhiều thông tin để thương lượng giá, thậm chí quyết định có nên mua nhà đó hay không.
Sau khi thương lượng giá xong, nếu bạn và cả bên bán đều hài lòng và đi đến thống nhất giá bán thì sẽ đến giai đoạn thanh toán tiền mua nhà. Việc thanh toán sẽ trải qua các bước như sau:
Bước 1: Thanh toán tiền đặt cọc mua nhà
Bên mua và bên bán sẽ tiến hành đặt cọc tại Phòng Công chứng hoặc Ủy ban nhân ân Phường/Xã để được đóng dấu xác nhận giao dịch. Trong trường hợp hai bên cảm thấy tin tưởng nhau được cũng có thể tiến hành thanh toán tiền cọc bằng biên nhận cọc viết tay. Như vậy, việc nhờ một người thứ ba hoặc an toàn hơn bạn có thể nhờ tổ trưởng tổ dân phố ký làm chứng trên biên nhận cọc.
Tiền cọc nhà theo thông lệ thường xoay quanh 10% tổng giá trị căn nhà là hợp lý, hạn chế việc phải cọc nhiều hơn 10%. Tuy nhiên trong thực tế cũng có nhiều trường hợp cọc số tiền lớn hơn vì người mua xác định đây là cơ hội lớn vì mua được giá hời.
Bước 2: Thanh toán tiền mua nhà khi ký hợp đồng công chứng
Bước này quan trọng nhất trong quy trình thanh toán tiền mua nhà, thường thì các giao dịch mua bán hay bị mắc lỗi hoặc bị dính bẫy của đối phương trong bước này. Lời khuyên trong giai đoạn này là chúng ta không nên thanh toán quá 95% tổng giá trị nhà (bao gồm tiền đặt cọc 10%), lý do là sau khi ký hợp đồng công chứng hai bên sẽ làm thủ tục đăng bộ hoặc khai thuế.
Khi khai thuế, bên bán phải đóng thuế thu nhập cá nhân thường là 2% tổng giá trị nhà đất. Bên mua phải đóng lệ phí trước bạ 0,5% tổng giá trị nhà đất (tính theo khung giá nhà nước quy định).
Do đó, để an toàn chúng ta nên thanh toán tại giai đoạn này không quá 95% để tránh trường hợp bên bán phủi tay không thực hiện nghĩa vụ thuế và không hỗ trợ bên mua trong các giai đoạn sau.
Bước 3: Thanh toán sau khi khai thuế và đăng bộ hồ sơ nhà đất
Sau khi hoàn tất các nghĩa vụ về thuế, hai bên đến Ủy ban nhân dân quận, huyện để tiến hành đăng bộ hồ sơ nhà đất. Sau khi kiểm tra giấy tờ đầy đủ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi phiếu hẹn nhận sổ thường là 45 ngày làm việc. Sau khi nhận phiếu hẹn, bạn có thể thanh toán phần còn lại cho bên mua, xem như giao dịch hoàn tất.
Mời bạn xem thêm:
- Chồng lo hết tiền mua nhà, khi ly hôn vợ có được chia?
- Mua nhầm ô tô cũ kém chất lượng trả lại được không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty liên doanh, công ty tạm ngừng kinh doanh, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, xác minh tình trạng hôn nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Về việc nộp thuế thu nhập cá nhân, bên bán thường khấu trừ số tiền nộp thuế cho bên mua để bên mua tự đi kê khai nộp thuế và thực hiện tiếp quy trình sang tên sổ đỏ trên phòng địa chính quận/huyện.
Các khoản chi phí + thuế, phí và lệ phí mua bán nhà đất gồm:
– Thuế thu nhập cá nhân: 2% tổng giá trị tài sản.
– Thuế trước bạ: 0,5% tổng giá trị tài sản.
– Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp.
– Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5 triệu đồng/trường hợp).
BĐS vừa là hàng hóa vừa là tài sản lớn nên cần được kiểm soát để minh bạch. Đối với người mua hay bán BĐS, việc thanh toán qua NH chỉ có lợi, an toàn cho cả đôi bên. Đó là hạn chế rủi ro cho cả người mua lẫn người bán, nâng tầm thị trường BĐS và giúp cơ quan quản lý nhà nước có nhiều số liệu nghiên cứu mang tầm vĩ mô về giá cả, xu hướng, vốn hóa của thị trường.
Thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển khoản các giao dịch BĐS là hình thức văn minh, cần được khuyến khích trong xã hội. Tuy nhiên nếu nói dùng biện pháp này để chống thất thu thuế trong hoạt động mua bán nhà đất thì tính khả thi chưa cao khi tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nền kinh tế. Nếu chỉ triển khai vài biện pháp chắp vá thì khó giải quyết được vấn đề này. Việc thất thu ngân sách lớn nhất là khi không thể quản lý được giá trong giao dịch.